--> -->
Dòng sự kiện:

Sớm "hóa giải" quy định đặt hàng để người lao động tại các công ty thủy lợi có lương!

22/07/2021 15:27

Chia sẻ
Qua tìm hiểu, chính việc chưa có quyết định phê duyệt kinh phí đặt hàng năm 2021 đã khiến quyền lợi của công nhân lao động tại 4 công ty thủy lợi trên địa bàn Hà Nội đã dẫn đến tình trạng nợ lương người lao động...
Cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài để “cứu” doanh nghiệp! Cần sớm tháo gỡ những bất cập đối với doanh nghiệp ngành Thủy lợi

Trao đổi với phóng viên, ông Doãn Văn Kính - Chủ tịch Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy cho biết, hiện đã có gần 3.400 lao động của 4 công ty bị ảnh hưởng do việc chậm quyết định đặt hàng từ của cơ quan chức năng. Các công ty đã có nhiều kiến nghị, đề xuất lên các sở, ngành, song do bất cập từ cơ chế chính sách, các cơ quan chức năng lúng túng trong việc tính toán định mức cùng các chế độ liên quan nên dẫn đến việc quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng.

Đến nay, do vẫn chưa có quyết định phê duyệt kinh phí đặt hàng năm 2021 nên các công ty thủy lợi đã không được tạm ứng kinh phí lại còn chưa được quyết toán kinh phí phục vụ vụ Xuân 2021 theo quy định. Từ đó, các hoạt động của doanh nghiệp cũng như đời sống của người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện, Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy đã nợ tổng số tiền 28,243 tỷ đồng; nợ tiền điện 10,557 tỷ đồng; nợ tiền sửa chữa thường xuyên các công trình 7,88 tỷ đồng; nợ các hợp tác tiền tạo nguồn 9,7 tỷ đồng, không có kinh phí để thực hiện đẩy đủ Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động năm 2021. Tiền lương của người lao động hằng tháng thấp và chậm thanh toán, tháng 5/2021 chưa được thanh toán; nợ tiền trích nộp bảo hiểm xã hội và các khoản bắt buộc khác dẫn đến người lao động nghỉ ốm, nghỉ thai sản chưa được thanh toán tiền lương bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ.

Quyền lợi người lao động bị ảnh hường nghiêm trọng
Công nhân lao động ngành Thủy lợi làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại

Với Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Tích, doanh nghiệp đã phải vay ngân hàng 3 tỷ đồng để tạm ứng tiền lương cho cán bộ công nhân, viên chức, lao động đến tháng 5/2021 với mức tạm ứng bình quân 3,6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài tiền lương người lao động, Công ty cũng đang nợ tiền bảo hiểm xã hội, tiền điện phục vụ sản xuất và tiền trả cho các nhà thầu thi công các công trình sửa chữa thường xuyên.

Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Nhuệ cũng không khá hơn khi đang phải vay ngân hàng để trả lương cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động đến tháng 3/2021; tháng 4/2021, Công ty tạm ứng lương 2 triệu đồng/người/tháng; tháng 5/2021 Công ty không còn kinh phí và đang nợ lương người lao động. Năm 2021, tính đến 31/5, Công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội với tổng kinh phí là 7,942 tỷ đồng, khiến cho một số người lao động đến tuồi nghỉ hưu nhưng chưa được nhận sổ bảo hiểm xã hội khi về nghỉ chế độ.

Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Hà Nội đang phải tìm mọi nguồn kinh phí khác để tạm ứng lương cho người lao động tại công ty, nợ tiền bảo hiểm xã hội 965 triệu đồng, không có kinh phí để thực hiện các chế độ cho người lao động, chưa thực hiện chế độ đôi với người lao động và chưa khám sức khỏe định kỳ cho người lao động năm 2021.Công ty cũng đang nợ tiền bảo hiểm xã hội, tiền điện phục vụ sản xuất và tiền trả cho các nhà thâu thi công các công trình sửa chữa thường xuyên...

Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay của các doanh nghiệp thủy lợi Hà Nội; đảm bảo có nguồn kinh phí duỵ trì hoạt động thường xuyên; đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ liên quan, ổn định đời sống đổi với người lao động để người lao động của các công ty thủy lợi yên tâm công tác, phòng chống dịch Covid-19, đề nghị các sở, ngành liên quan sớm hoàn thiện hồ sơ, thủ tục,phê duyệt kinh phí đặt hàng nãm 2021 và quyết toán kinh phí phục vụ vụ Xuân 2021 cho các công ty theo quy định. Đặc biệt, qua "vướng mắc" này cần nghiên cứu để tham mưu cơ quan có thẩm quyền gỡ "nút thắt" về mặt cơ chế để doanh nghiệp ngành Thủy lợi được vận hành thông suốt, người lao động không bị rơi vào tình cảnh nợ lương, trong khi sức ép cuộc sống là rất lớn!

Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Ông Doãn Văn Kính - Chủ tịch Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy:

"Từ năm 2016 đến nay, các công ty liên tục xảy ra chậm lương của người lao động. Theo tính toán của tôi, hiện nay đã có khoảng gần 3.400 lao động của 4 công ty thủy lợi Hà Nội bị ảnh hưởng của việc chậm quyết định đặt hàng từ các cơ quan chức năng Thành phố. Chúng tôi đã có nhiều kiến nghị, đề xuất lên các sở, ngành tuy nhiên do bất cập từ cơ chế chính sách, các cơ quan chức năng lúng túng trong việc tính toán định mức, các chế độ liên quan nên dẫn đến việc chậm trễ. Bên cạnh đó, Công ty đã đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chức năng phải có ý kiến việc bổ sung nghề “quản lý duy trì công trình thuỷ lợi” vào danh mục nghề độc hại để người lao động có thêm phụ cấp, nhưng không được...

Có thời điểm như những dịp lễ, Tết, công nhân lao động ngâm mình cả ngày dưới nước vẫn không dọn hết rác sinh hoạt của người dân thải ra. Việc gặp xác động vật chết hay dẫm phải mảnh chai, lọ, chum, vại là chuyện bình thường. Ngoài ra, khi vận hành máy nếu không chú ý rất dễ bị điện giật; đi đêm gặp lưu manh… Nhiều người đã phải bỏ nghề vì không chịu được khổ và lương thấp. Đặc biệt là đội ngũ công nhân có tay nghề, nhiều người đã làm chế độ nghỉ hưu sớm hoặc bỏ nghề. Hiện nay, Công ty đang thiếu lực lượng tay nghề cao…".

H.Duy

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm