--> -->
Dòng sự kiện:

Sơn Tây chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng cổ ở Đường Lâm

23/06/2022 19:06

Chia sẻ
Từ lâu, làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã được biết đến như một nơi chứa đựng nhiều dấu tích lịch sử - văn hóa - kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Đó là đặc trưng cơ bản của một ngôi làng Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, là những ngôi nhà cổ rêu phong hàng trăm năm tuổi.
Phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa Sơn Tây Sơn Tây chính thức khởi động Năm Du lịch Sơn Tây - xứ Đoài Sơn Tây có nhiều vận động viên đạt thành tích cao tại SEA Games 31 Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây: Thu hút đông đảo khách du lịch dịp cuối tuần

Đáng chú ý, theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sơn Tây được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh của Thủ đô. Nắm chắc định hướng này, thời gian qua công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, đẩy mạnh phát triển du lịch dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đang là nhiệm vụ được Đảng bộ, chính quyền thị xã Sơn Tây quan tâm thực hiện, góp phần đưa Sơn Tây trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước.

Với làng cổ Đường Lâm, được biết nơi đây có quần thể di tích với mật độ dày đặc với 50 di tích có giá trị, trong đó nhiều di tích đã được nhà nước xếp hạng (gồm 7 di tích cấp Quốc gia, 2 di tích và 10 ngôi nhà cổ được xếp hạng cấp tỉnh), ngoài ra còn lưu giữ được gần 100 ngôi nhà cổ giá trị đặc biệt có niên đại trên 100 năm và gần 1.000 ngôi nhà truyền thống nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ; 5 thôn trong khu vực di tích làng cổ có gần 1.500 hộ dân, với hơn 6.000 nhân khẩu đang sinh sống.

Sơn Tây chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng cổ ở Đường Lâm
Một góc yên bình nơi làng cổ Đường Lâm. (Ảnh: Đinh Luyện)

Với những giá trị đó, ngày 28/11/2005, làng cổ ở Đường Lâm được xếp hạng “Di tích kiến trúc- nghệ thuật cấp quốc gia”. Có thể khẳng định, di tích làng cổ ở Đường Lâm không chỉ là tài sản vật chất, tinh thần của người dân Đường Lâm, của thị xã Sơn Tây, mà còn là di sản vô giá của nhân dân Thủ đô, cũng như của đất nước Việt Nam.

Ban Thường vụ Thị ủy Sơn Tây đã xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề số 24 - NQ/TU ngày 14/12/2012 “Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Làng cổ ở Đường Lâm giai đoạn 2012 - 2020” và tiếp theo là Kết luận số: 05-KL/TU ngày 10/11/2016 của Ban Thường vụ Thị ủy “Về tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ ở Đường Lâm từ nay đến 2020” để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Làng cổ ở Đường Lâm.

Thực hiện Đề án "Đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ ở xã Đường Lâm" của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thị xã đã thực hiện đầu tư 13 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư tu bổ tôn tạo các di tích trên địa bàn xã Đường Lâm với tổng mức đầu tư là 178,029 tỷ đồng, nguồn vốn đã bố trí 143,485 tỷ đồng. Trong đó có 11 dự án đã quyết toán hoàn thành; 1 dự án đã triển khai xong giai đoạn 1 đang quyết toán hoàn thành và 1 dự án đang triển khai thực hiện.

Đinh Luyện

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Đây là chủ đề buổi tọa đàm “Đào tạo sau đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới” vừa được Khoa Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương tổ chức thành công với sự tham gia của nhiều khách mời, diễn giả và đông đảo các bạn sinh viên.

Luôn nỗ lực để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, trong năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Công đoàn Ngành Xây dựng và Công đoàn huyện Thanh Oai với tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, bài bản, khoa học, đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Theo Đề án, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120.000 người.
Xem thêm