--> -->
Dòng sự kiện:

Sửa đổi Luật đất đai, ba điều mong chờ

07/03/2023 10:05

Chia sẻ
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đang trong quá trình lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Nhìn chung, dư luận nhân dân rất phấn khởi và tin tưởng việc sửa đổi lần này sẽ khắc phục được những khuyết tật liên quan đến lĩnh vực đất đai thời gian qua.
Kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) Sửa đổi Luật Đất đai: Phải gỡ nút thắt hài hòa lợi ích
Sửa đổi Luật đất đai, ba điều mong chờ
Ảnh minh họa.

Qua tham khảo và tiếp xúc, vấn đề người dân quan tâm thì nhiều, nhưng có 3 điều người dân mong chờ ở sự bổ sung trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) lần này. Thứ nhất, về quy hoạch và thu hồi đất làm dự án: Người dân đề nghị, ngoại trừ việc thu hồi đất liên quan đến quốc phòng, an ninh, dân sinh thì việc thu hồi đất giao cho các nhà đầu tư làm dự án chỉ giao khi diện tích đất đó được quy hoạch bài bản, tránh tình trạng doanh nghiệp, nhà đầu tư thấy mảnh đất ưng ý, lên kế hoạch để đầu tư, lập phương án trình tỉnh, thành.

Địa phương với mong muốn phát triển, căn cứ vào “hồ sơ” của doanh nghiệp xem xét phê duyệt dự án rồi tiến hành cắm mốc giới, ra các quyết định thu hồi đất để giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư. Đây là cách làm ngược. Vì vậy, dự luật mới cần chấm dứt tình trạng này. Nhà đầu tư chỉ được phép đầu tư trên khu diện tích đất đã được địa phương quy hoạch... tránh tình trạng “doanh nghiệp đến người dân đi”!

Thứ hai, về thủ tục giao đất cho nhà đầu tư: Sau khi có quy hoạch bài bản, địa phương tiến hành giải phóng mặt bằng, tỉnh, thành tiến hành mời gọi đầu tư theo đúng đề bài mà chính quyền địa phương đề ra. Nhà đầu tư, doanh nghiệp muốn tiến hành đầu tư phải thông qua đấu giá. Việc làm này sẽ không những giúp Nhà nước thu được ngân sách, chọn được nhà đầu tư tốt mà còn tránh được tình trạng “đi đêm” gây ra tham nhũng.

Thứ ba, về chính sách đền bù: Ngoại trừ đất phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình dân sinh, còn lại công tác đền bù cho công trình thương mại phải tuân thủ nguyên tắc thị trường dựa trên sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân, Nhà nước (chính quyền) chỉ có nhiệm vụ làm trọng tài. Tất nhiên, để tránh tình trạng “kỳ kèo” bên nào cũng muốn có lợi, nguyên tắc mà địa phương đưa ra là giá đến bù phải giúp người dân mua được chỗ ở mới bằng diện tích đã giao lại cho nhà đầu tư. Thực tế thời gian qua, nhiều nơi giá đền bù 1 nhưng giá đất thực tế có khi lên đến 10 lần, thậm chí còn cao hơn. Điều này dẫn đến tình trạng, có không ít người dân giao cả sào đất cho nhà đầu tư, nhưng ngay chính nơi mình sinh ra, số tiền đó lại không mua nổi mảnh đất làm nơi an cư. Trong khi, mảnh đất giao cho nhà đầu tư thì bỗng chốc lên giá “phi mã”. Đây vừa là điều bất công, vừa gây ra bao hệ lụy xã hội liên quan đến lĩnh vực đất đai thời gian qua.

Nhiều người cho rằng, chỉ cần khắc phục được ba nội dung trên sẽ khắc phục được những bất cập thời gian qua.

L.Hà

Hà Nội: Phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước

Ngày 17/5, tại thị xã Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước thành phố Hà Nội năm 2025 cho hơn gần 2.000 cán bộ, học sinh, đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn.

Học sinh lớp 12 bước vào giai đoạn “nước rút” cho kỳ thi THPT Quốc gia

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang đến rất gần. Hơn 1 triệu học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn “chạy nước rút” để chuẩn bị cho kỳ thi có nhiều đổi mới. Những thay đổi này mang theo nhiều kỳ vọng cải cách, nhưng đồng thời cũng có cả những áp lực đối với học sinh, giáo viên và nhà trường. Chúng ta sẽ cùng lắng nghe chia sẻ của học sinh lớp 12, giáo viên và đại diện nhà trường để hiểu rõ hơn về tâm thế, sự chuẩn bị và kỳ vọng trước kỳ thi bước ngoặt này.

Generali tài trợ 2,5 tỷ đồng cho dự án bảo vệ trẻ em

Tập đoàn Generali vừa trao bảng chứng nhận tài trợ 2,5 tỷ đồng cho UNICEF, với mong muốn tiếp tục góp phần tạo nên những tác động tích cực nhằm hỗ trợ trẻ em và các gia đình sống trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương tại Việt Nam.
Xem thêm