--> -->
Dòng sự kiện:

Tăng cường thanh, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn Thành phố

29/04/2021 16:51

Chia sẻ
Trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021, thành phố Hà Nội đề nghị các cấp, ngành, địa phương, các đơn vị đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao, trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các làng nghề; kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời vi phạm pháp luật, nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang thăm công nhân bị tai nạn lao động Góc nhìn từ một Liên đoàn Lao động huyện Khuyến khích sự cống hiến và phát triển tài năng của người lao động bằng việc đẩy mạnh thi đua

Sáng nay, 29/4, tại Cụm công nghiệp Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động thành phố Hà Nội năm 2021 với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ về an toàn, vệ sinh lao động và sự tham gia của an toàn, vệ sinh viên”.

Dự lễ phát động có Phó Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu; Phó trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Phùng Văn Dũng, đại diện các cơ quan, đơn vị chức năng và hơn 400 người lao động đại diện cho hàng triệu công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn Hà Nội.

Tăng cường thanh, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn Thành phố
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu trao Cờ thi đua xuất sắc cho các đơn vị có thành tích trong phong trào xanh - sạch - đẹp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động năm 2020

Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có hơn 250.000 doanh nghiệp, hơn 1.300 làng nghề truyền thống đang hoạt động, với hơn 3,8 triệu lao động đang làm việc; nhiều công trình xây dựng đang thi công, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động. Nhằm kiểm soát nguy cơ, các ngành, địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền để người lao động cũng như người sử dụng nâng cao ý thức chủ động phòng, tránh tai nạn lao động; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động vẫn diễn biến phức tạp.

Năm 2020, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 388 vụ tai nạn lao động, làm 402 người bị nạn. Trong đó, số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng (có người chết) tăng 13 vụ so với năm 2019. Từ đầu năm 2021 đến nay, Hà Nội tiếp tục xảy ra một số vụ tai nạn lao động. Tai nạn lao động xảy ra nhiều nhất ở lĩnh vực xây dựng với 45,6% tổng số việc, tiếp đến là lĩnh vực sản xuất lắp ráp cơ khí, lắp ráp linh kiện… Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người chủ yếu là do người sử dụng lao động chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và do người lao động chủ quan, lơ là…

Tăng cường thanh, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn Thành phố
Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Bạch Liên Hương trao Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho đại diện các tập thể có thành tích xuất sắc trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về an toàn, vệ sinh lao động, thành phố Hà Nội phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021 trên phạm vi toàn thành phố, diễn ra từ ngày 1/5 đến hết ngày 31/5. Dịp này, 30/30 quận, huyện, thị xã đều ban hành kế hoạch hành động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và yêu cầu mọi người, mọi nhà, mọi ngành chung tay thực hiện.

Theo đó, thành phố Hà Nội yêu cầu, các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh phát động phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; tăng cường xây dựng văn hóa an toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc. Cùng đó, các đơn vị, doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh các hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động kiểm định các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn lao động; đo kiểm tra môi trường lao động; khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ cho người lao động.

Tăng cường thanh, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn Thành phố
Đại biểu dự lễ phát động

Cùng với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác đảm bảo An toàn vệ sinh lao động, thành phố Hà Nội cũng đề nghị các cấp, ngành, địa phương, các đơn vị đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao, trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các làng nghề; kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời vi phạm pháp luật, nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động.

Nhân dịp này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội khen thưởng 16 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động năm 2020.

Phạm Diệp

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Xem thêm