--> -->
Dòng sự kiện:

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan

09/11/2024 06:32

Chia sẻ
Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý thuế và hải quan thời gian qua đã giúp giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Sơ kết chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Lao động và Cục Thuế thành phố Hà Nội

Quản lý thuế là lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong quản lý tài chính Nhà nước. Quản lý thuế không chỉ đảm bảo nguồn thu để Nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, mà còn có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, chính sách thuế, hoạt động quản lý thuế, hải quan cần điều chỉnh để phối hợp với chính sách tiền tệ và các chính sách quản lý Nhà nước khác nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là một chủ đề rất quan trọng cần được thảo luận.

Tại Hội thảo khoa học “Chính sách và quản lý thuế, hải quan, logistics” vừa diễn ra tại Hà Nội, Tiến sĩ Tôn Thu Hiền - Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính) cho biết, ngày 29/11/2023, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (thuế tối thiểu toàn cầu). Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
(Ảnh minh họa: BT)

Theo ước tính của Tổng cục Thuế, có khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thuộc đối tượng của thuế tối thiểu toàn cầu, trong đó, có khoảng 90 doanh nghiệp có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu nếu áp dụng từ năm 2024. Mặc dù đã được bổ sung, chỉnh sửa, nhưng trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu, chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam còn một số bất cập cần được hoàn thiện để đảm bảo thích ứng hơn.

Cụ thể, mức ưu đãi cao, diện ưu đãi còn rộng và dàn trải làm suy giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước, đồng thời dễ bị doanh nghiệp lợi dụng hưởng ưu đãi; chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp còn phức tạp, khó khăn cho công tác quản lý thuế; chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam chưa thực sự khuyến khích các hoạt động đầu tư thực chất, có lợi ích lâu dài; chính sách ưu đãi thuế chưa đạt được mục tiêu thu hút được các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các lĩnh vực khuyến khích đầu tư; chính sách ưu đãi chưa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến - Phó trưởng Khoa Thuế và Hải quan cho rằng, hệ thống chính sách thuế đã huy động được nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước; đã có tác động góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý; góp phần giải quyết khó khăn, giúp sản xuất kinh doanh phục hồi, ổn định và phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiiệp và nền kinh tế.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho mục tiêu phát triển kinh tế, chính sách thuế cần tiếp tục hoàn thiện để phát huy hết vai trò trong quản lý, điều tiết, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Đề xuất hoàn thiện chính sách thuế, Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến nhấn mạnh, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng cơ sở thuế, đảm bảo bao quát, quản lý, điều tiết đầy đủ các khả năng nộp thuế trong nền kinh tế, góp phần huy động nguồn thu ngân sách Nhà nước và điều tiết nền kinh tế. Cụ thể, đối với thuế xuất khẩu, nhập khẩu, cơ sở thuế có thể được mở rộng thông qua việc giảm các trường hợp được miễn thuế; đối với thuế giá trị gia tăng việc mở rộng cơ sở thuế được thực hiện thông qua việc chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ không chịu thuế sang chịu thuế thuế giá trị gia tăng.

Cùng với đó, xem xét, điều chỉnh mức độ điều tiết của một số sắc thuế để phát huy hơn nữa vai trò trong quản lý, điều tiết, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế.

Cụ thể, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, xây dựng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất phổ thông đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ để tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp này trong phát triển sản xuất kinh doanh, phù hợp với quy định trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, cần xem xét điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng. Trong đó, tập trung vào các hàng hóa có nhiều hệ lụy đến sức khỏe nhưng hiện tại đang có mức điều tiết thấp như rượu, bia, thuốc lá.

Bảo Thoa

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm