--> -->
Dòng sự kiện:

Tạo sinh kế bền vững, bảo vệ hệ sinh thái rừng tại Ba Vì

28/08/2024 12:13

Chia sẻ
Trong 2 năm qua, Dự án “Cộng đồng thực hành phương pháp nông nghiệp tương hợp năng lượng” trên địa bàn huyện Ba Vì đã được triển khai có hiệu quả, mang lại giá trị thiết thực. Kết quả này đã đóng góp tích cực làm chuyển đổi nhận thức, hành vi của người dân 3 xã thụ hưởng dự án về phương pháp nông nghiệp tương hợp, vừa canh tác vừa bảo vệ phát triển rừng, đồng thời tạo cơ hội tăng thêm thu nhập cho các hộ dân.
Gìn giữ bình yên nơi cửa ngõ Thủ đô Huyện Ba Vì: Hơn 100 học sinh tham gia thực hành chữa cháy Chung sức giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Ba Vì

Dự án “Cộng đồng thực hành phương pháp nông nghiệp tương hợp năng lượng” do tổ chức ADRA tài trợ và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội (Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội) làm chủ dự án. Dự án được triển khai với mục tiêu: Nâng cao thu nhập của các hộ gia đình thông qua việc tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn nhờ áp dụng kỹ thuật Nông nghiệp tương hợp. Loại bỏ việc canh tác độc canh và sử dụng các chế phẩm hóa học nhằm đẩy mạnh sản lượng nông nghiệp thu được.

Người thụ hưởng dự án được nâng cao nhận thức về việc thực hành các hình thức canh tác thân thiện với môi trường nhằm gia tăng sản lượng nhưng không gây tác động ngược lên hệ sinh thái. Trên cơ sở thực hiện văn kiện dự án được phê duyệt tại 2 giai đoạn 2022 - 2024, Ban quản lý dự án đã phối hợp với Ủy ban nhân dân, Hội LHPN huyện Ba Vì, Ủy ban nhân dân 3 xã Khánh Thượng, Minh Quang, Yên Bài triển khai các bước khảo sát thực tế đất canh tác rừng và nhu cầu của các hộ dân để chọn ra 42 hộ gia đình phụ nữ được lựa chọn tham gia dự án giai đoạn 1 và 40 hộ gia đình phụ nữ được lựa chọn tham gia dự án giai đoạn 2.

Tạo sinh kế bền vững, bảo vệ hệ sinh thái rừng tại Ba Vì
Ngày 11/4/2024, Hội Phụ nữ xã Khánh Thượng phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phụ nữ phát triển phụ nữ Hà Nội và Hội LHPN huyện Ba Vì giao 880 cây trám đen và 13.500 cây sạ đen cho các hộ thôn Hương Canh tham gia dự án "Cộng đồng thực hành phương pháp nông nghiệp tương hợp năng lượng".

Tại buổi tổng kết dự án, bà Lê Thị Thiên Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội khẳng định, dự án đã được triển khai có hiệu quả, mang lại giá trị thiết thực. Từ kết quả này đã đóng góp tích cực làm chuyển đổi nhận thức, hành vi của người dân 3 xã thụ hưởng dự án về phương pháp nông nghiệp tương hợp, vừa canh tác vừa bảo vệ phát triển rừng, đồng thời tạo cơ hội tăng thêm thu nhập cho các hộ dân.

Bà Lê Thị Thiên Hương cũng bày tỏ sự quan tâm của tổ chức Hội LHPN Hà Nội tới công tác phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với bảo vệ phát triển rừng, tạo sinh kế dưới tán rừng nâng cao đời sống cho các hộ dân canh tác rừng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Hội.

Bà Nguyễn Thị Hảo - Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ, đơn vị chủ dự án cho hay, trong 2 năm thực hiện, dự án đã tổ chức 12 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các hộ thụ hưởng dự án với các nội dung: Kỹ thuật canh tác tổng hợp; kỹ thuật thực hành canh tác hữu cơ; trồng rừng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững; phương pháp đo trữ lượng CO2 theo một số trạng thái rừng; kỹ thuật trồng và chăm sóc trám xen với cây nông nghiệp hoặc cây dược liệu; kỹ thuật nuôi gà an toàn sinh học; kỹ thuật nuôi ong lấy mật.

Từ khảo sát để tìm ra giống cây phù hợp với nhu cầu và thổ nhưỡng diện tích các hộ dân thụ hưởng dự án, Ban quản lý dự án đã cấp các giống cây theo 2 giai đoạn, gồm: 6.585kg giống nghệ; trên 600kg gừng, sả; 580kg sả chanh; 6238 cây trám đen đã giao cho 17 hộ gia đình tại 3 xã (Khánh Thượng, Minh Quang, Yên Bài) được trồng trên tổng diện tích 17,9ha. Sau khi giao cây giống, Ban quản lý và các chuyên gia đã thường xuyên giám sát, kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật canh tác.

Tạo sinh kế bền vững, bảo vệ hệ sinh thái rừng tại Ba Vì
Ban quản lý dự án giao cây giống đến các hộ thụ hưởng dự án tại 3 xã thuộc huyện Ba Vì.

Bà Nguyễn Thị Hảo nhận định, qua kiểm tra đánh giá, các hoạt động của dự án đã có tác động tích cực giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi cho trên 80 lượt hộ gia đình, từ đó áp dụng vào thực tế phương pháp nông nghiệp tương hợp năng lượng có hiệu quả, bền vững. Các giống cây cấp cho 17 hộ đã phát triển, một số hộ dân đã có thu hoạch nghệ, sả mang lại lợi ích kinh tế hàng trăm triệu đồng, điển hình như gia đình chị Hiệp trồng nghệ.

Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, một số hộ dân vẫn chưa thực hiện nghiêm về quy trình kỹ thuật, trồng xen cây quá dày làm ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây, dẫn đến có cây bị héo, chết. Tác động của thời tiết cũng khiến một số cây phát triển chậm.

Bởi vậy, Hội LHPN Hà Nội mong muốn trong thời gian tới, tổ chức ADRA tại Việt Nam sẽ quan tâm phối hợp đề xuất nhà tài trợ tiếp tục quan tâm kéo dài dự án và tăng nguồn lực hỗ trợ nhiều hơn nữa để các hộ dân trên địa bàn huyện Ba Vì cũng như một số địa bàn có đất rừng trên thành phố Hà Nội nâng cao sinh kế, góp phần phát triển Hà Nội xanh - bền vững.

Ngày 23/9/2022, thành phố Hà Nội phê duyệt Dự án “Cộng đồng thực hành phương pháp nông nghiệp tương hợp năng lượng do tổ chức ADRA tài trợ, với mục tiêu chủ yếu nâng cao thu nhập của các hộ gia đình thông qua việc tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp nhờ áp dụng kỹ thuật nông nghiệp tương hợp; loại bỏ việc canh tác độc canh và sử dụng các chế phẩm hóa học nhằm đẩy mạnh sản lượng nông nghiệp thu được.

Bên cạnh đó là nâng cao nhận thức về việc thực hành các hình thức canh tác thân thiện với môi trường nhằm gia tăng sản lượng nhưng không gây tác động ngược lên hệ sinh thái. Cải thiện tình trạng kinh tế hộ gia đình nhờ việc tăng sản lượng nông nghiệp khi áp dụng các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường.

Các hoạt động chính của dự án là thực hiện các nghiên cứu xác định loại cây phù hợp và loại cây rau, cây thuốc sẽ được trồng để tư vấn. Các diện tích xây dựng mô hình rừng, sử dụng kỹ thuật canh tác tương hợp, lựa chọn cây trồng giao cho các hộ mô hình và hộ hưởng lợi,….

Bảo Thoa

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm