--> -->
Dòng sự kiện:

Tết xưa và Tết nay qua góc nhìn các thế hệ

31/01/2022 08:20

Chia sẻ
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của đất nước, Tết Nguyên đán ít nhiều có những biến đổi cho phù hợp với trình độ phát triển xã hội, hoàn cảnh đất nước, lối sống con người nhưng ý nghĩa cốt lõi của nó hầu như được lưu giữ.
Tái hiện không gian Tết cổ truyền qua Triển lãm "Tết xưa" Uống rượu Tết xưa và Tết nay Làm "mặn" Tết hiện đại

Là người từng tham gia kháng chiến chống Mỹ từ năm 1963 đến ngày giải phóng, ông Nguyễn Mạnh Hiên (sinh năm 1945, ở Hòa Bình) rất phấn khởi khi nhớ về những ngày Tết xưa. Trong trí nhớ của ông Hiên, thủa ông còn nhỏ, người ta ăn Tết gần một tháng. Tuy nghèo nhưng vui. Cứ 30 Tết là cả thôn góp nhau mổ lợn. Đến mùng 5 Tết thì đi chơi xuân, ném còn, nặn tò he…

Cũng theo ông Hiên, khi lớn lên, tham gia kháng chiến thì Tết Nguyên đán cũng có những thú vị riêng. Nếu hành quân đi qua làng đúng dịp Tết thì cả đơn vị sẽ được ăn Tết với người dân, còn không thì liên hoan ngay tại đơn vị. “Tết ở đơn vị cũng vui lắm, nhưng ăn Tết cứ thấp thỏm, để ý xem tình hình của địch như thế nào”, ông Hiên nhớ lại.

Tết xưa và Tết nay qua góc nhìn các thế hệ
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của đất nước, Tết Nguyên đán ít nhiều có những biến đổi cho phù hợp với trình độ phát triển xã hội.

Trải qua nhiều thăm trầm của lịch sử, ông Hiên tâm tình về sự đổi thay: “Trước đây, người ta coi trọng Tết Nguyên đán, thấy nó quý lắm, thiêng liêng lắm vì chỉ khi đến Tết mới có quần áo mới, có đồ ăn ngon. Còn bây giờ, có vẻ như bọn trẻ không còn thích Tết, không mong đến Tết nhiều như xưa nữa. Không khí Tết cổ truyền cũng không còn nhiều như trước nữa”.

Bác Đỗ Hùng Cường (sinh năm 1975 tại Hà Nội) chia sẻ, Tết xưa cực hơn nhưng có lẽ vui hơn Tết nay rất nhiều, vì giáp Tết, ai cũng chung tay dọn dẹp, í ơi rủ nhau gói bánh, đi chợ Tết, làm mứt… đủ cả. Ngày nay, xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng đủ đầy, các phong tục, thói quen trong dịp Tết cũng dần thay đổi nên nhiều gia đình không cần cầu kỳ chuẩn bị Tết. Việc ăn uống trong mấy ngày Tết không còn quá quan trọng, chuẩn bị Tết cũng không vất vả như trước.

“Bánh chưng, bánh tét, thịt lợn, thịt gà… xưa kia vốn là món quý chỉ dùng trong những dịp đặc biệt như lễ, Tết, thì nay đã là món ăn hàng ngày và đều dễ dàng mua được. Nhiều gia đình duy trì tục gói bánh chưng, bánh tét nhưng chỉ để vui, để có không khí Tết”, bác Cường bày tỏ.

Còn với những người trẻ, mặc dù không được trải nghiệm nhiều những phong tục, tập quán truyền thống của Tết xưa nhưng Tết Nguyên đán vẫn là dịp đặc biệt. Hoàng Hồ Cẩm Tú (sinh năm 2005, học Trung học phổ thông Chuyên Quốc học Huế, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế) chia sẻ: “Mỗi dịp Tết, em cùng gia đình thường cùng nhau du xuân, gặp gỡ người thân, bạn bè và gửi gắm đến nhau những lời chúc tốt đẹp. Tuy nhiên em cũng rất mong được trải nghiệm không khí Tết truyền thống để có thể học hỏi và lưu giữ những giá trị đẹp”.

Tết xưa và Tết nay qua góc nhìn các thế hệ
Tục làm bánh chưng ngày Tết vẫn được nhiều gia đình còn giữ đến ngày nay.

Với bạn Nguyễn Biên Hòa (sinh năm 2005, học sinh trường Chuyên Trung học phổ thông Lê Quý Đôn - Điện Biên) bày tỏ sự thích thú với Tết ngày nay: “Tết xưa không có thiết bị di động nên không thể đón giao thừa với tất cả người thân yêu. Tết nay thì tới gần mọi người hơn theo nhiều cách. Như nếu mình về ăn tết nhà nội thì đêm 30 mình cũng có thể gọi video cho bà ngoại để đón năm mới cùng bà. Vì vậy, em nghĩ rằng Tết ngày nay cũng rất thú vị và có những nét riêng”...

Có thể thấy, ngày nay, Tết dưới góc nhìn của các thế hệ mang màu sắc khác nhau, gắn với những hoàn cảnh, trải nghiệm khác nhau của mỗi người. Dù Tết ngày nay có nhiều đổi thay so với Tết ngày xưa, nhưng điều quan trọng là mỗi người đều cảm nhận được ý nghĩa, giá trị đích thực của ngày Tết.

Tết có giá trị không chỉ bởi những phong tục tập quán đã nối truyền qua các thế hệ mà cách mỗi người đem lại ý nghĩa cho ngày Tết. Tết hôm nay vừa lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, vừa mang màu sắc hiện đại trong kỉ nguyên hội nhập và phát triển.

Hai năm nay, khi dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, ta càng thêm trân trọng sự sống, trân trọng những ngày Tết được đi muôn nơi. Và năm mới lại đến trên quê hương đất nước, mang đến những niềm vui mới, hy vọng mới, là khởi đầu mới, mở ra một năm hứa hẹn hạnh phúc và như ý.

Minh Nguyệt

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm