--> -->
Dòng sự kiện:

Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

11/12/2024 11:03

Chia sẻ
Năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 9.651 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó lao động thường trú tại Thành phố đi làm việc là 1.455 người.
Chuyện về những ngôi làng tỷ phú ở xứ Nghệ Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động, du lịch miễn thị thực Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Đây là thông tin đáng chú ý mà Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) về kết quả triển khai Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12/12/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới.

Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Trong năm 2024, TP.HCM đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong ảnh: Hành khách làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo UBND TP.HCM, sau dịch bệnh Covid-19, việc tạo nguồn lao động của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Đến đầu năm 2023 tại TP.HCM, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khôi phục thị trường truyền thống Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Các hoạt động tạo nguồn được doanh nghiệp đầu tư, đưa ra các chính sách tốt về vay vốn, đào tạo kỹ năng giúp cho NLĐ có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác tạo nguồn lao động cho các đơn hàng của doanh nghiệp.

Kết quả năm 2024, Thành phố có 9.651 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó lao động thường trú tại Thành phố đi làm việc là 1.455 người. Thông tin tuyên truyền các chương trình đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn Thành phố được đẩy mạnh như kế hoạch tuyển chọn thực tập sinh nữ, thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản năm 2024; chương trình tuyển chọn bổ sung ứng viên điều dưỡng, hộ lý, nhân viên chăm sóc đi làm việc tại Nhật Bản; chương trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (EPS); tuyển dụng ứng viên đi học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng đa khoa tại Cộng hòa liên bang Đức; tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký kỳ thi tiếng Hàn để tuyển chọn NLĐ theo Chương trình EPS Đợt 1 năm 2024 với 272 người lao động đăng ký…

Đa số NLĐ trên địa bàn Thành phố đi làm việc ở nước ngoài đều chấp hành nghiêm túc quy định pháp luật nước sở tại, có ý thức trách nhiệm, tinh thần dân tộc, đồng thời tích cực quảng bá bản sắc văn hóa, hình ảnh đất nước đến bạn bè quốc tế.

Theo UBND TP.HCM: Thành phố là đô thị lớn trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước thu hút lực lượng lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến sinh sống, học tập và làm việc. Lực lượng lao động của Thành phố đạt 4,8 triệu người, chiếm khoảng 51,21% dân số. So với các tỉnh thành khác trong cả nước, Thành phố có số lượng cao nhất về doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với tổng cộng 72 doanh nghiệp (gồm 56 doanh nghiệp và 16 chi nhánh).

Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thấy rõ vai trò, trách nhiệm trong công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; doanh nghiệp chú trọng công tác đào tạo nghề, ngoại ngữ cho NLĐ nhằm đáp ứng các điều kiện tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài; NLĐ được tiếp cận thông tin công khai minh bạch từ việc tuyển chọn, định hướng đến khi xuất cảnh ra nước ngoài làm việc.

Tuy nhiên, sau dịch bệnh Covid-19 đã bộc lộ nhiều khó khăn đối với hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Việc tạo nguồn lao động của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do lao động có hộ khẩu TP.HCM có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài không nhiều, chiếm tỷ lệ 16,45%. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp dẫn đến NLĐ phải chịu nhiều chi phí trước khi xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài. Một số doanh nghiệp tuyển chọn lao động qua trung gian mà các doanh nghiệp này không có giấy phép; hoặc doanh nghiệp ủy quyền cho các chi nhánh, trung tâm thực hiện nên không kiểm soát được chất lượng lao động và không quản lý được việc thu tiền của NLĐ .

Xuân Tình

Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Ngày 9/5, Trường Đại học Văn Lang có thông báo chính thức liên quan đến việc sinh viên N.N.G (khóa 29, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc) có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực với cựu chiến binh trong sự kiện diễu binh diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào tối ngày 29/4/2025.

Tuyển futsal nữ Việt Nam quyết tâm đánh bại Philippines để giành vé sớm vào tứ kết châu Á

Sau chiến thắng 5-3 trước Hồng Kông (Trung Quốc) ở trận mở màn, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đang dồn toàn lực chuẩn bị cho trận đấu quan trọng với Philippines tại lượt trận thứ hai bảng B - Giải futsal nữ châu Á 2025. Một chiến thắng nữa sẽ giúp thầy trò HLV Nguyễn Đình Hoàng sớm đoạt vé vào tứ kết.

Xử lý vấn đề phát sinh tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng vừa có văn bản số 555 yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (chủ đầu tư) xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng công trình nhà ga T3 - Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất.

The Matrix One Premium - Mảnh ghép hoàn hảo của tổ hợp căn hộ thượng lưu trong hệ sinh thái đẳng cấp Quốc tế phía Tây Hà Nội

Với tầm nhìn chiến lược và năng lực phát triển bền vững, MIK Group tiếp tục khẳng định vị thế nhà kiến tạo bất động sản cao cấp qua tuyệt tác mới mang tên The Matrix One Premium - giai đoạn nâng cấp toàn diện thuộc tổ hợp The Matrix One đã thành công rực rỡ. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc, mà là tuyên ngôn sống của giới tinh hoa, định danh phong cách sống thượng lưu tại trung tâm hành chính mới phía Tây Hà Nội
Xem thêm