--> -->
Dòng sự kiện:

Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 24 giờ có 667 người nghi nhiễm Covid-19 đa số trong khu phong tỏa và khu cách ly

25/06/2021 19:13

Chia sẻ
Trong số 667 trường hợp nghi nhiễm có 99 trường hợp trong khu phong tỏa, 538 trường hợp trong khu cách ly và 14 trường hợp tầm soát, sàng lọc khi khám tại bệnh viện.
Thành phố Hồ Chí Minh: Điều tra dịch tễ 8 bệnh nhân Covid-19 chưa rõ nguồn lây Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên 5.000 giường điều trị Covid-19 Sáng 25/6: Thêm 91 ca Covid-19, trong đó thành phố Hồ Chí Minh 57 ca

Chiều 25/6, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 đã họp giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Tại cuộc họp, GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ sáng 24/6 đến sáng 25/6 (trong 24 giờ), thành phố ghi nhận 667 trường hợp nghi mắc Covid-19.

Trong đó, 99 trường hợp trong khu phong tỏa, xét nghiệm lần 1 (87 người), xét nghiệm lần 2 (9 người), xét nghiệm lần 3 (1 người) và 2 trường hợp đang xác minh thông tin;

538 trường hợp trong khu cách ly, xét nghiệm lần 1 (275 người), xét nghiệm lần 2 (260 người), xét nghiệm lần 3 (3 người);

14 trường hợp tầm soát, sàng lọc khi khám tại bệnh viện; 1 trường hợp bị phơi nhiễm nghề nghiệp, là hộ lý đang công tác tại Trung tâm Y tế Bình Thạnh (qua xét nghiệm tầm soát); 1 trường hợp khi thực hiện mở rộng xét nghiệm; 2 trường hợp giám sát sau cách ly tập trung; 2 trường hợp nhập cảnh và 10 trường hợp đang điều tra dịch tễ.

Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất tiêm chủng vắc xin Covid-19 đợt 3 (từ ngày 3/6 đến 20/6) với 71.800 liều; đang tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đợt 4 (khởi động từ ngày 19/6, triển khai chính thức trưa ngày 21/6).

Tính đến hết ngày 24/6, tổng cộng có 404.707 người đã được tiêm vắc xin Covid-19 (tại cộng đồng 190.734 người, tại khu công nghiệp, khu chế xuất 213.973 người).

Ngành y tế ghi nhận, có 1.109 trường hợp phản ứng sau tiêm, trong đó có 73 trường hợp phản ứng phản vệ sau tiêm (20 trường hợp độ 1, 26 trường hợp độ 2, 15 trường hợp độ 3, 02 trường hợp độ 4 và 10 trường hợp khác). Tất cả đều được theo dõi sát, hiện giờ sức khỏe đều ổn định.

Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện 11 chuỗi lây nhiễm lớn sau 1 tháng
Hơn 1.000 người phản ứng sau khi tiêm vắc xin Covid-19 ở thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh Tân Nguyên

Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, kết quả điều tra, giám sát các ổ dịch, chuỗi lây nhiễm liên quan đến bệnh nhân dương tính và nghi nhiễm, ngành y tế ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm đáng chú ý như:

Chuỗi liên quan chợ đầu mối Hóc Môn phát hiện ngày 12/6, bắt nguồn là tiểu thương bán trái cây tại đây. Từ đó phát hiện thêm 13 tiểu thương, 1 bốc xếp, 1 giao hàng, 1 mua hàng và 5 người nhà. Ngày 19/6, từ 3 tiểu thương của chợ Sơn Kỳ (có đến chợ đầu mối Hóc Môn lấy hàng), xét nghiệm tầm soát diện rộng phát hiện tổng cộng 71 ca xác định. Ca mới nhất ghi nhận ngày 23/6 trong khu phong tỏa, khu cách ly

Chuỗi liên quan chợ Bình Điền (Quận 8): Ngày 16/6, phát hiện bệnh nhân là bốc xếp tại đây qua tầm soát bệnh nhân tại Bệnh viện Nguyễn Trãi. Tổ chức xét nghiệm diện rộng phát hiện thêm 7 ca xác định đều là nhân viên bốc xếp tại chợ và 19 ca là các trường hợp tiếp xúc gần. Ca bệnh ghi nhận mới nhất là ngày 18/6.

Chuỗi lây nhiễm Công ty Hanjoo Trade: Ngày 13/6, qua tầm soát bệnh nhân, Bệnh viện Xuyên Á phát hiện 1 trường hợp dương tính làm việc ở công ty Hanjoo Trade (Khu công nghiệp Tân Phú Trung). Từ đó, phát hiện 189 ca là người cùng công ty và 15 ca là người nhà. Ca mới nhất ghi nhận vào ngày 22/6 trong khu cách ly tập trung.

Chuỗi công ty cổ phần thực phẩm Trung Sơn, Khu công nghiệp Tân Tạo: Từ 2 bệnh nhân đến khám sàng lọc tại bệnh viện Gia An ngày 15/6 là nhân viên của công ty, đến nay đã có 102 ca xác định đều là nhân viên của công ty này. Ngày gần nhất ghi nhận ca mắc mới là ngày 24/6 trong khu phong tỏa.

Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện 11 chuỗi lây nhiễm lớn sau 1 tháng
Sau 1 tháng, thành phố Hồ Chí Minh phát hiện hàng loạt chuỗi lây nhiễm lớn.

Chuỗi lây nhiễm khu dân cư Ehome 3, Bình Tân – Khu tái định cư phường 16, Quận 8: 1 trường hợp đến khám sàng lọc tại Bệnh viện Quốc tế City ngày 5/6 (sống tại chung cư Ehome) và 1 trường hợp đến khám sàng lọc tại Bệnh viện Triều An ngày 7/6 (buôn bán tại chung cư Ehome), qua truy vết đã phát hiện 236 ca bệnh khác. Trong đó, 8 công nhân làm việc tại Công ty PouYuen, 3 công nhân ở công ty Tỷ Hùng, 11 công nhân ở công ty Khuôn chính xác Duy Tân – Khu Công nghiệp Tân Tạo. Đến nay có tổng cộng 238 trường hợp dương tính.

Chuỗi lây nhiễm công ty Kim Minh (Quận 5): 1 nhân viên công ty có triệu chứng khai báo ngày 10/6. Đến nay có tổng cộng 115 ca bệnh, gồm 30 nhân viên công ty, 85 người nhà của các nhân viên, người trong khu phong tỏa liên quan công ty Kim Minh, đều đã được cách ly tập trung. Ca cuối cùng được ghi nhận vào ngày 23/6.

Chuỗi vựa ve chai Đề Thám (Quận 1): Ngày 15/6, Bệnh viện Nguyễn Trãi tầm soát, phát hiện 1 bệnh nhân là người lượm ve chai tại số 1 Đề Thám. Từ bệnh nhân này, có có 36 ca xác định đều là những người thu lượm ve chai. Ngoài ca chỉ điểm phát hiện tại Bệnh viện Nguyễn Trãi còn có 2 người được phát hiện tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp, 1 ca tại Bệnh viện huyện Nhà Bè, 1 ca tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Ca cuối cùng ghi nhận vào ngày 23/6.

Chuỗi liên quan Cảng Sowatco (Quận 9): Ngày 10/6, Bệnh viện Lê Văn Việt tầm soát phát hiện 1 ca dương tính là nhân viên sửa chữa ô tô. Từ đó phát hiện thêm 1 nhân viên đội nâng xe và 1 nhân viên kỹ thuật (cảng Sovatco); 1 nhân viên kiểm hàng hóa (Cảng quận 7 Lotus - 1A); 4 nhân viên y tế của Bệnh viện Lê Văn Việt; 15 người nhà của các nhân viên nói trên. Tổng cộng 24 ca xác định. Ngày gần nhất ghi nhận ca bệnh là ngày 22/6 trong khu cách ly

Chuỗi Hnam Mobile: Bệnh viện Vạn Hạnh tầm soát và phát hiện bệnh nhân ngày 12/6, đến nay đã có 91 ca xác định gồm 17 nhân viên của Hnam và 74 người nhà của những người tiếp xúc gần. Ca cuối cùng ghi nhận vào ngày 23/6.

Chuỗi lây nhiễm Công ty Minh Thông (Hóc Môn): Ngày 12 và 14/6, qua tầm soát bệnh nhân, Bệnh viện Xuyên Á phát hiện 3 ca dương tính chưa rõ nguồn lây. Đến nay, có 72 ca xác định, trong đó có 53 người cùng làm việc tại công ty này, 18 người nhà tiếp xúc gần và 1 người trong khu phong tỏa. Ca cuối cùng ghi nhận vào ngày 22/6.

Chuỗi tiểu thương chợ Kim Biên: Ngày 16/6, phát hiện 1 bệnh nhân dương tính là người nhà của nhân viên cửa hàng quẹt Gas số 38A Vũ Chí Hiếu (chợ Kim Biên) do Bệnh viện Quận 10 tầm soát. Từ đó ghi nhận tổng cộng 4 nhân viên cửa hàng, 3 người nhà, và 1 người đi khám cùng khung giờ. Tổng cộng có 8 ca xác định. Ngày gần nhất ghi nhận ca mắc là ngày 20/6 trong khu cách ly tập trung (lấy mẫu lần 1).

Tân Nguyên

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm