--> -->
Dòng sự kiện:

Thí điểm điều trị rối loạn trầm cảm tại một số trạm y tế TP.HCM

30/09/2023 16:34

Chia sẻ
Với sự hỗ trợ của Văn phòng Tổ chức y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa triển khai thí điểm mô hình quản lý và điều trị rối loạn trầm cảm dựa vào cộng đồng tại một số trạm y tế trên địa bàn Thành phố.
TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 cơ sở chung cư, nhà ở vi phạm PCCC Đã lồng ghép hầu hết mục tiêu Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN đến năm 2025 TP.HCM: Xử phạt Phó Chi cục trưởng Thi hành án dân sự vi phạm nồng độ cồn

Theo đó việc thí điểm mô hình quản lý trầm cảm dựa vào cộng đồng được triển khai tại 5 trạm y tế trên địa bàn TP.HCM gồm trạm y tế An Thới Đông (huyện Cần Giờ), Tân Phú Trung (huyện Củ Chi), Tân Hưng Thuận (Quận 12), Phú Trung (quận Tân Phú) và trạm y tế Phường 15 (quận Tân Bình).

Trong Chương trình hỗ trợ ngành y tế TP.HCM triển khai quản lý bệnh không lây nhiễm (WHO PEN), Văn phòng WHO tại Việt Nam đã giới thiệu mô hình quản lý và điều trị trầm cảm dựa vào cộng đồng.

Theo mô hình này, WHO đã tích hợp chăm sóc sức khoẻ tâm thần vào chương trình quản lý bệnh không lây nhiễm (Chương trình WHO-PEN) như hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở để phát hiện, điều trị và quản lý một số rối loạn trầm cảmphổ biến, bao gồm rối loạn trầm cảm và lo âu tại các trạm y tế và cộng đồng.

Thí điểm điều trị rối loạn trầm cảm tại một số trạm y tế TP.HCM
Nhiều người cao tuổi có dấu hiệu trầm cảm từ nhẹ đến nặng. Ảnh minh họa.

Theo Sở Y tế TP.HCM, đợt khám sức khỏe thí điểm cho người từ 60 tuổi trở lên được triển khai trong tháng 8/2023 vừa qua đã ghi nhận có đến 420 người có dấu hiệu trầm cảm từ nhẹ đến nặng (chiếm tỷ lệ 3,05%). Ngoài ra phát hiện 295 người có dấu hiệu lo âu từ nhẹ đến nặng (chiếm tỷ lệ 2,14%).

Việc phát hiện, điều trị trầm cảm bằng các biện pháp tâm lý trị liệu và dùng thuốc không quá khó khăn và tỉ lệ thành công cao, nhưng hiện nay theo WHO, trên 75% trường hợp rối loạn trầm cảm ở các nước thu nhập trung bình và thấp không được tiếp cận các dịch vụ điều trị và hỗ trợ. Hệ thống điều trị chuyên khoa tâm thần ở các nước đang phát triển đa số không có đủ bác sĩ chuyên khoa tâm thần để khám và điều trị đáp ứng nhu cầu bệnh nhân. Bên cạnh đó hiểu biết của người dân về trầm cảm còn nhiều hạn chế, kỳ thị liên quan đến rối loạn sức khoẻ tâm thần còn rất nặng nề.

Chứng rối loạn trầm cảm là một trong những biểu hiện về sức khoẻ tâm thần phổ biến trên thế giới, gây ảnh hưởng không chỉ đối với sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình và xã hội. Trầm cảm có thể khởi phát ở bất kỳ độ tuổi nào, không phân biệt giới tính và có thể chuyển thành mạn tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

WHO ước tính có khoảng 3,8% dân số bị rối loạn trầm cảm(khoảng 280 triệu người). Đặc biệt, WHO ghi nhận tỉ lệ trầm cảm tăng lên sau đại dịch Covid19. Các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của rối loạn trầm cảmlà trầm buồn kéo dài, thiếu hứng thú hoặc niềm vui trong cuộc sống, động cơ làm việc và năng lượng sống ở mức thấp, kèm theo các triệu chứng cơ thể khác như: mệt mỏi, đau nhức, hồi hộp, đánh trống ngực, rối loạn giấc ngủ...

Về điều trị, theo WHO, tâm lý trị liệu được áp dụng với hầu hết các trường hợp rối loạn trầm cảm; phối hợp tâm lý liệu pháp và thuốc chống trầm cảm áp dụng với những trường hợp vừa và nặng. rối loạn trầm cảmnhẹ chỉ cần áp dụng tâm lý trị liệu, không cần thiết phải dùng thuốc.

Minh Tuấn

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm