--> -->
Dòng sự kiện:

Thủ tục, hồ sơ về khen thưởng cần được rút gọn, tạo thuận lợi cho các tập thể, cá nhân

06/02/2023 21:29

Chia sẻ
Chiều 6/2, tại Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (nhóm 2) tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.
Thi đua khen thưởng phải mang tính động viên, khích lệ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm việc với Công đoàn Hà Nội về công tác thi đua khen thưởng Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022: Bỏ hình thức khen thưởng "Huy hiệu"

Chủ trì Hội thảo có ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trưởng nhóm 2; ông Phan Văn Hùng - Phó Trưởng ban Ban Thi đua Khen thưởng (TĐKT) Trung ương.

Thủ tục, hồ sơ về khen thưởng cần được rút gọn, tạo thuận lợi cho các tập thể, cá nhân
Ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trưởng nhóm 2 phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: B.D.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải cho biết: Luật TĐKT năm 2003 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và 2013, là văn bản pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện công tác TĐKT. Luật đã được các cấp, các ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả, công tác thi đua và khen thưởng ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong đời sống xã hội.

Các phong trào thi đua yêu nước đã có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, thiết thực và hiệu quả hơn. Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến được quan tâm và có chuyển biến rõ nét; công tác khen thưởng đã có tác dụng động viên tích cực, cổ vũ các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua; công tác phát hiện và đề nghị khen thưởng thành tích đột xuất, khen thưởng cho người lao động, các tập thể ở vùng sâu, vùng xa được quan tâm. Tuy nhiên, sau 20 năm thực hiện Luật TĐKT năm 2003 đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình thi hành.

Do vậy, Luật TĐKT năm 2022 được Quốc hội khóa 15 thông qua ngày 16/5/2022 có ý nghĩa hết sức quan trọng. Luật TĐKT 2022 đã có nhiều thay đổi, bổ sung mới có tính căn bản, quan trọng, đã kế thừa được những ưu điểm của Luật TĐKT năm 2003; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản; bao quát các lĩnh vực, nhiều nội dung có tính mới, đột phá, thể chế hóa đúng chỉ đạo của Đảng về đổi mới công tác TĐKT, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thích ứng với sự phát triển trong thời đại công nghệ số.

Theo ông Trần Thanh Hải, Luật lần này giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc về thẩm quyền, đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục khen thưởng, tăng cường phân cấp cho các Bộ, ngành, tỉnh để quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, có nhiều thay đổi về điều kiện, tiêu chuẩn để khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, bổ sung tiêu chuẩn, hình thức khen thưởng đảm bảo chính xác, không trùng lặp...

Để Luật thực sự đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong các phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân cùng thi đua xây dựng đất nước hùng cường thì có nhiều nội dung trong Luật cần được cụ thể hóa để triển khai có hiệu quả, khả thi và thuận lợi trong thực tiễn.

Căn cứ nội dung phân công tại Quyết định số 1244/QĐ-BNV ngày 26/12/2022 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Kế hoạch xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT, Tổ biên tập (nhóm 2) đã nghiên cứu, xây dựng nội dung về: Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng và dự thảo chi tiết quy định hướng dẫn các khoản, điều sau của Luật: Khoản 7 Điều 34; Khoản 6 Điều 35; Khoản 5 Điều 36; Khoản 5 Điều 37; Khoản 5 Điều 38; Khoản 7 Điều 42; Khoản 7 Điều 43; Khoản 7 Điều 44; Khoản 2 Điều 51; Khoản 2 Điều 53.

Nội dung chính của các điều trên liên quan đến việc cụ thể hóa đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng đối với cá nhân: Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thủ tục, hồ sơ về khen thưởng cần được rút gọn, tạo thuận lợi cho các tập thể, cá nhân
Ông Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội góp ý vào Dự thảo. Ảnh: B.D.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến góp ý vào các điều: 6, 7, 8, 9, 10, 14, 15, 16, 20, 21 trong Dự thảo Nghị định.

Góp ý tại Hội thảo, ông Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đề nghị: Thủ tục, hồ sơ của công tác TĐKT cần gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tập thể, cá nhân được khen thưởng, đảm bảo đánh giá đúng, rõ nét các thành tích đạt được. Nên thiết kế hồ sơ thi đua theo mẫu chung để tạo điều kiện cho các tập thể, cá nhân trong quá trình báo cáo thành tích, nhất là đối với công nhân lao động trực tiếp, khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước, những đơn vị không có cá nhân chuyên trách về công tác TĐKT.

“Chúng ta nên xây dựng bộ hồ sơ TĐKT theo mẫu chung, tạo thuận lợi nhất cho các tập thể, cá nhân được vinh danh, bởi nếu không có mẫu chung, mỗi bộ, ngành hướng dẫn, quy định khác nhau, sẽ khó cho cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện, có thể dẫn đến việc ngại làm hồ sơ, bỏ sót, lọt tập thể, cá nhân được khen thưởng”, ông Lê Đình Hùng kiến nghị.

Thủ tục, hồ sơ về khen thưởng cần được rút gọn, tạo thuận lợi cho các tập thể, cá nhân
Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương Phan Văn Hùng phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: B.D.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương Phan Văn Hùng ghi nhận và tiếp thu các ý kiến đóng góp vào từng điều khoản cụ thể của Luật TĐKT; đồng thời nhấn mạnh: Trên cơ sở nắm chắc, bám sát quan điểm của Đảng chỉ đạo về công tác TĐKT, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, chỉnh sửa, đồng thời xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền về những nội dung cụ thể.

Kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải nhấn mạnh: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT năm 2022 cần đảm bảo hướng tới ghi nhận, khích lệ tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế; tạo sự đồng bộ trong chỉ đạo của Đảng, đáp ứng được thực tiễn của các cấp, các ngành.

"Chúng ta đang có khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, mà ở đó, tất cả các thành phần kinh tế, các tập thể, cá nhân sẽ có cơ hội được ghi nhận các danh hiệu thi đua phù hợp, từ đó để mỗi người có ý thức gìn giữ cho bản thân, cho tập thể ngày một tốt hơn, để đạt được kết quả cao hơn nữa, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Việc xây dựng, hoàn thiện Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT năm 2022 cần đáp ứng được khát vọng đó", ông Trần Thanh Hải bày tỏ mong muốn.

Được biết, dự kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT năm 2022 sẽ trình Chính phủ trong tháng 7/2023, và dự kiến sẽ đi vào thực hiện từ 1/1/2024.

B.D

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm