--> -->
Dòng sự kiện:

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

25/02/2025 15:46

Chia sẻ
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ; làm từ trên xuống dưới, làm từ trong ra ngoài; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội, thẩm quyền của ai thì người đó làm, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền.
Cảnh báo nguy cơ mất thông tin tài khoản và mật khẩu tại các hệ thống thông tin dùng chung Tăng cường giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh

Sáng 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát công việc và bổ sung, kiện toàn Ban Chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ phòng, chống lãng phí thời gian tới, đặc biệt là xử lý các dự án tồn đọng nhằm giải phóng nguồn lực cho phát triển.

Thắng thắn nhìn nhận, có giải pháp khắc phục lãng phí

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương xử lý kiến nghị của các địa phương; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những nội dung vượt thẩm quyền.

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí theo Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nhấn mạnh thêm một số nội dung, về kết quả đạt được, Thủ tướng đánh giá công tác chống lãng phí thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả bước đầu, đáng khích lệ. Hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật chung đang tiếp tục được tập trung hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về tháo gỡ các vướng mắc về đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố theo Kết luận số 77-KL/TW của Bộ Chính trị, vừa qua Chính phủ đã báo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết số 170/2024/QH15, qua đó tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các dự án tồn đọng, vướng mắc. Riêng tại Đà Nẵng, theo thống kê đến nay, hơn 1.300 dự án sẽ được tháo gỡ theo tinh thần Kết luận của Bộ Chính trị.

Đồng thời, giải quyết tồn tại kéo dài đối với dự án bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 và dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2. Hoàn thành chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng thương mại yếu kém. Xử lý toàn bộ 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành Công Thương trước đây. Thúc đẩy các dự án kéo dài như chuỗi dự án điện khí Lô B - Ô Môn kéo dài 20 năm, cùng một loạt dự án năng lượng, đặc biệt là hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 trong vòng 6 tháng…

Khẳng định những nỗ lực là kịp thời, hiệu quả, đạt kết quả cân đong đo đếm được, Thủ tướng chỉ rõ công tác phòng, chống lãng phí vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trên các lĩnh vực, còn tình trạng lãng phí thời gian, công sức, nguồn lực, đất đai, tài nguyên, tài sản công và tư, mua sắm công… như nhiều cơ sở nhà, đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc không đúng mục đích, ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của nhân dân và nguồn lực không được huy động cho sự phát triển.

Theo Thủ tướng, nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, từ nhận thức tới hành động, trong rà soát quy định pháp luật, tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện, rút kinh nghiệm, khen thưởng kỷ luật, vai trò của người đứng đầu có nơi có lúc chưa được phát huy… Điều này đòi hỏi phải thắng thắn nhìn nhận khách quan và có giải pháp phù hợp, khắc phục dứt điểm trong thời gian tới.

Phải xây dựng được văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn xã hội

Theo Thủ tướng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện phòng, chống lãng phí phải bám sát 5 phương châm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Một là, phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của nhân dân, doanh nghiệp.

Hai là, phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ; làm từ trên xuống dưới, làm từ trong ra ngoài; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội, thẩm quyền của ai thì người đó làm, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền.

Ba là, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Bốn là, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với sự phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực mới, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Năm là, phòng, chống lãng phí phải gắn với 3 đột phá chiến lược; tháo gỡ vướng mắc thể chế, vướng mắc tại các dự án lớn, huy động nguồn lực trong nhân dân và xã hội.

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương phải tập trung chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Trước tiên phải thống nhất về nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng, chống lãng phí tại thời điểm hiện nay trong tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực, cả khu vực công và tư.

Tất cả các ngành, các cấp, các địa phương, các chủ thể liên quan phải tiếp tục rà soát, khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống lãng phí, chỉ rõ vướng mắc, ách tắc ở đâu, thẩm quyền của ai thì người đó phải giải quyết.

Nhấn mạnh chính sách ban hành chưa hoặc không phù hợp cũng gây ra sự lãng phí rất lớn, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Tiết kiệm, chống lãng phí để trình Quốc hội, đề xuất sửa đổi các luật, quy định về ngân sách, đầu tư công, đấu thầu, hợp tác công tư, quy hoạch…

Các quy định của Luật phải xây dựng được văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn xã hội; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành "tự giác", "tự nguyện" ở mọi lúc, mọi nơi, "cơm ăn, nước uống hàng ngày".

Cùng với đó, khẩn trương hoàn thiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí, bảo đảm bao quát tất cả các lĩnh vực. Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, các định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phải rà soát các dự án lãng phí, kéo dài và đề xuất cơ chế, chính sách xử lý phù hợp, kịp thời, hiệu quả. Thủ tướng nhấn mạnh, việc chậm trễ trong báo cáo của nhiều bộ, ngành, địa phương không chỉ thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ xử lý các dự án tồn đọng, kéo dài, làm gia tăng tình trạng lãng phí nguồn lực.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và chấn chỉnh ngay việc thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Các trường hợp không thực hiện nghiêm túc, không báo cáo đúng hạn sẽ bị xem xét trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sắp tới đây sẽ là Bộ Tài chính) cùng với Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm giám sát chặt chẽ, tổng hợp báo cáo định kỳ, kịp thời đề xuất biện pháp xử lý đối với các đơn vị chậm trễ, không nghiêm túc thực hiện.

Cùng với đó, hiện nay một số ban chỉ đạo, tổ công tác khác đang hoạt động cùng có chức năng, nhiệm vụ xử lý tháo gỡ khó khăn cho các dự án tồn đọng, kéo dài, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hợp nhất các Ban Chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ tương đồng nêu trên thành 01 Ban Chỉ đạo do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo, hoàn thành trước ngày 28/2.

Đồng thời phải rà soát, sửa đổi, cắt giảm các thủ tục hành chính mà gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; tăng cường phân cấp, phân quyền nhất là trong quản lý các dự án đầu tư công theo tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, cấp trên không làm thay cấp dưới, phân định trách nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm cá nhân, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của cả cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp…

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo trước ngày 15/3/2025. Đồng thời các bộ, cơ quan, địa phương phát huy tinh thần trách nhiệm, đổi mới, dám nghĩ dám làm, tự giác, tự lực, tự cường để phòng, chống lãng phí hiệu quả; mỗi bộ, ngành địa phương phải là những hạt nhân tiên phong khơi dậy mọi tiềm năng đưa đất nước vững bước tiến lên trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

P.Ngân

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm