
Thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2022, nhất quyết không thể chậm hơn
17/08/2021 21:12
Từ 1/8/2021, thêm nhiều quy định mới về tiền lương Nâng cao vị thế của Công đoàn thông qua đàm phán tiền lương Người lao động được quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc trả lương |
Như tin đã đưa, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), chiều nay (17/8) các đại biểu đã cho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022.
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tỷ lệ điều chỉnh định mức phân bổ theo tiêu chí dân số các lĩnh vực năm 2022, dự kiến mức tăng chung là 50% so với năm 2017.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra (Ủy ban Tài chính Ngân sách) cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh và tình hình kinh tế hiện nay cần đánh giá kỹ về khả năng đáp ứng của nguồn lực ngân sách Nhà nước, cũng như khả năng bảo đảm mục tiêu phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60% như Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm đã đặt ra. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cân nhắc các khả năng thắt chặt chi tiêu, điều chỉnh giảm thêm tỷ lệ này ở các lĩnh vực khác để có nguồn thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, nhất quyết phải thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2022. (Ảnh QH) |
Trên tinh thần đó, cơ quan thẩm tra đề nghị bảo đảm cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2022-2025 gắn với nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả theo hướng giảm mạnh tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển trên cơ sở sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, áp dụng cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện Đề án cải cách tiền lương, từng bước đổi mới phương thức quản lý ngân sách Nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Phát biểu thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho rằng, hiện nay việc thực hiện cải cách tiền lương đã được khẳng định là từ thời điểm 1/7/2022, trong đó có hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm và cơ cấu tiền lương mới. Vì vậy, Chính phủ cần giải trình rõ hơn về vấn đề này để bảo đảm tính khả thi và phù hợp giữa mục tiêu thực hiện cải cách tiền lương và các nội dung dự thảo về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên của thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025.
Giải trình nội dung trên, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, cơ chế đặc thù về tiền lương và thu nhập một số cơ quan thì xin được tiếp tục phân bổ cho tới hết 1/7/2022 là thời điểm thực hiện cải cách tiền lương. Riêng đối với nguồn cải cách tiền lương ở địa phương hiện còn khoảng 252.000 tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương còn dư.
Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Nghị quyết của Trung ương đã khẳng định việc cải cách tiền lương nhất quyết phải tiến hành vào 1/7/2022. Theo đó, tất cả các cơ chế đặc thù phải được bãi bỏ.
"Quốc hội đã có Nghị quyết, việc này Bộ Chính trị đã có kết luận, từ 1/7/2022 dứt khoát phải cải cách tiền lương, không thể chậm hơn. Lương cũng là nội dung kích thích kinh tế, kích thích đầu tư", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trong khi chúng ta nói dịch dã không có nguồn để cải cách tiền lương, nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta quyết tâm vẫn làm được.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu rà soát lại các nội dung thể hiện trọng Nghị quyết về việc đảm bảo nguồn lực thực hiện các tiêu chí định mức và thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2022 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời, dự phòng các rủi ro, phương án xử lý rủi ro, đảm bảo tương thích với tỷ lệ ngân sách và các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch tài chính 5 năm Quốc hội đã quyết định.
Tại phiên họp, với 100% thành viên tán thành, UBTVQH đã thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022.

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6

Giữ quyền chất vấn để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, Viện Kiểm sát ở địa phương

Báo Hànộimới ra mắt chuyên trang tuyên truyền Đại hội Đảng

Công đoàn huyện Thanh Oai luôn đồng hành cùng người lao động

Khi chuyển đổi số đi cùng mùa vụ

Khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" tại Công ty Hoàng Long

Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc từ 15/5 - 15/6

Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải trở thành điển hình phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (16/5): Vàng giảm sâu tới 2,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng đồng loạt sụt giảm, người dân đua nhau bắt đáy

Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Giá xăng dầu hôm nay (15/5): Giá dầu thế giới quay đầu giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
