--> -->
Dòng sự kiện:

Thường Tín nhiều biện pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2022

01/01/2022 14:06

Chia sẻ
Trong năm 2022, huyện Thường Tín phấn đấu tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,7% so với năm 2021. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác chỉ đạo sản xuất, đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, mở rộng diện tích trồng cây vụ đông; tiếp tục hỗ trợ, xây dựng các điểm khảo nghiệm giống cây trồng...
Thường Tín nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân Thường Tín: Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình Huyện Thường Tín hướng đến phát triển kinh tế bền vững

Theo số liệu báo cáo, trong năm 2021, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Thường Tín ước đạt 1.680 tỷ đồng (đạt 102% kế hoạch năm), tăng 4,5% so với năm 2020. Tổng diện tích gieo cấy cả năm là 8.094,39 ha đạt 98,71% kế hoạch, giảm 1,1% so với năm 2020, năng suất lúa bình quân 60,6 tạ/ha. Tổng diện tích cây rau màu đã trồng 3.214,65 ha đạt 100% kế hoạch.

Thực hiện mô hình điểm khảo nghiệm giống lúa mới, mô hình khảo nghiệm giống lúa mới kết hợp mô hình máy cấy tại 11 xã với tổng diện tích 263.62ha/2 vụ đã phát huy được nhiều hiệu quả tích cực. Huyện cũng đã thực hiện hỗ trợ giá giống cây trồng và các mô hình sản xuất của huyện năm 2021.

Thường Tín nhiều biện pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2022
Trong năm 2022, huyện Thường Tín sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp cũng được triển khai, trong đó, triển khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Năm 2021, tổng số vật nuôi là 1.562.898 con, trong đó: Trâu bò là 2.880 con; lợn 27.176 con; gia cầm 1.532.842 con. Sản lượng vật nuôi xuất năm 2021: Trâu, bò 286,27 tấn; lợn 2.161,52 tấn, gia cẩm 3.146,2 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản ước khoảng 1.016,4 ha, năng suất ước đạt 2.386 tấn.

Huyện cũng đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản, phòng chống bệnh dại trên đàn vật nuôi như: tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi; vệ sinh tiêu độc; tổ chức các đợt tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng… không phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Huyện phối hợp với Trung tâm phát triển chăn nuôi hỗ trợ thức ăn, giống bò cho mô hình chăn nuôi bò tại xã Chương Dương, Lê Lợi.

Huyện Thường Tín cũng quan tâm đầu tư cho Hạ tầng giao thông nông thôn và các công trình giao thông nội đồng: Phê duyệt 159 công trình thuộc 28 xã áp dụng thực hiện cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng theo Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 12/7/2017 của UBND huyện về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số công trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn huyện đến hết năm 2023 (đợt I năm 2021). Trong đó, hỗ trợ 100% kinh phí chi phí mua các loại vật liệu chính, phần kinh phí còn lại do ngân sách xã và nhân dân đóng góp; phối hợp rà soát 46 sản phẩm OCOP của 6 xã đăng kí tham gia đánh giá, phân hạng năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.

Về kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2022, huyện Thường Tín phấn đấu cấy 4.100ha, năng suất đạt 62 tạ/ha trở lên, diện tích rau màu 1.000ha trở lên. Toàn huyện triển khai cấy sau tết Nguyên đán Nhâm Dần và xong cơ bản trong tháng 2/2022.

Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ giá giống và các mô hình khảo nghiệm giống lúa mới cho nông dân trong huyện, hỗ trợ giá giống lúa sản xuất đại trà 50% giá giống, 100% diện tích cấy, định mức giống lúa 2kg/sào; hỗ trợ mô hình cơ giới hóa kết hợp khảo nghiệm giống lúa mới; hỗ trợ sản xuất lúa theo hướng hữu cơ; hỗ trợ giống đối với cây vụ đông…

Trong năm 2022, huyện Thường Tín phấn đấu tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,7% so với năm 2021. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo sản xuất, đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, mở rộng diện tích trồng cây vụ đông, tiếp tục hỗ trợ, xây dựng các điểm khảo nghiệm giống cây trồng. Làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh tiêu độc môi trường cho đàn gia súc, gia cầm, thủy sản.

Ngoài ra, xử lý kịp thời các sự cố về đê điều thủy lợi; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật về công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai. Tiếp tục hỗ trợ theo Đề án 04/ĐA-UBND ngày 12/7/2017 của UBND huyện. Đồng thời, huyện sẽ tiếp tục duy trì các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao; phấn đấu xây dựng 4 xã: Chương Dương, Thắng Lợi, Quất Động, Văn Phú đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Văn Bình phấn đấu nông thôn mới kiểu mẫu.

Trước đó, tại Hội nghị sơ kết vụ đông năm 2021-2022, triển khai sản xuất vụ xuân 2022, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy yêu cầu Phòng kinh tế huyện và các ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp cần tập trung tham mưu, đề xuất UBND huyện các giải pháp để triển khai sản xuất nông nghiệp huyện đạt hiệu quả.

Các xã cần bám sát kế hoạch, chỉ đạo của huyện, chủ động công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất vụ xuân, tập trung làm đất, chuẩn bị giống lúa, sẵn sàng các điều kiện đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần quan tâm công tác vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trung, phòng chống dịch bệnh, phòng chống rét bảo vệ đàn vật nuôi.

K.Tiến

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm