--> -->
Dòng sự kiện:

Tìm lời giải bài toán ứng phó thiếu nước cho 190 hecta nho Ninh Thuận

08/05/2024 21:17

Chia sẻ
“Bài toán khó khăn về nước cung cấp cho 190 hecta cánh đồng nho, khả năng sẽ được giải quyết sau năm 2024”. Đó là thông tin từ ông Trần Hữu Nhân - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Công an tỉnh Khánh Hoà tổ chức cho cán bộ, chiến sỹ xem phim “Đào, Phở và Piano” Trời nắng như đổ lửa, du khách ở Nha Trang “chen chân” tắm biển

Trước đó, Báo Lao động Thủ đô đã có bài viết về tình trạng nhiều vườn nho đang “thoi thóp”, phơi mình dưới ánh nắng gay gắt chờ nước tưới. Người trồng nho đang đối mặt với tình trạng khô hạn, rơi vào cảnh đứng ngồi không yên vì lo lắng về một vụ mùa thất thu. Các hộ dân tìm cách khoan giếng, đào ao… tích trữ nước tưới để cứu mùa màng.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Trần Hữu Nhân - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận cho biết, các vùng như Thái An, Ninh Hải, Thanh Hải là những vùng khô hạn nhất của địa phương. Trong thời tiết nắng nóng, ngành Nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân, nếu không đủ nước tưới thì không nên cắt cành để nho ra hoa vào thời điểm này.

Tìm lời giải bài toán ứng phó thiếu nước cho 190 hecta nho Ninh Thuận
Theo một số người trồng nho, nếu khô hạn kéo dài thì thiệt hại sẽ không nhỏ, vì tỉ lệ đậu trái thấp. Ảnh: Hương Thảo

Ông Nhân cũng thông tin thêm, hiện nay, địa phương đang căn cứ vào lượng nước đang có để phân bổ, duy trì sự sống cho 190 hecta cánh đồng nho tại đây.

"Toàn bộ cánh đồng nho đều có các tổ theo dõi, báo cáo hàng tuần về cho UBND xã Vĩnh Hải. Căn cứ vào lượng nước đang có để phân bổ cho cánh đồng nho, trữ lượng mạch nước ngầm từ 6 đến 8m khả năng sẽ có nguồn nước ngầm. Bài toán khó khăn vì thiếu nước của 190 hecta cánh đồng nho, khả năng sẽ được giải quyết sau năm 2024", ông Nhân nói.

Liên hệ với Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận, ông Đặng Kim Cương cho biết: “Tôi đang cùng đoàn công tác chống hạn ở địa phương. Đối với dự án liên thông các hồ chứa đang trong giai đoạn đấu thầu”.

Anh Đào Văn Sơn (nông dân tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) chia sẻ, giá nho bán ra tại vườn ở mức 15.000 đồng/kg, giá bán này thấp hơn so với những năm trước, nguyên nhân do trời nắng nóng, quả bị nhỏ vì chịu ảnh hưởng của thời tiết khô hạn nên năng suất giảm.

Tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch sản xuất vụ hè thu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm thích ứng với tình hình nắng nóng kéo dài như hiện nay. Theo đó, kế hoạch sản xuất vụ hè thu năm 2024 được xây dựng với 2 phương án.

Phương án thứ nhất: Nếu tháng 5/2024 trên địa bàn tỉnh không mưa, các hồ không có lượng nước để bổ sung; hồ Đơn Dương dung tích dưới 100 triệu m3, thì tỉnh điều tiết nước phục vụ sản xuất tại khu tưới của 20/23 hồ chứa (trừ hồ Tà Ranh, Bầu Zôn, Ông Kinh), toàn bộ khu tưới của hệ thống Sông Pha, Nha Trinh - Lâm Cấm và một số vùng thuộc khu tưới hồ, đập nhỏ do huyện quản lý với tổng diện tích là 23.460ha, trong đó lúa 13.460ha, hoa màu 10.000ha.

Phương án thứ 2: Nếu trong tháng 5/2024 trên địa bàn tỉnh có mưa, dung tích các hồ chứa trên địa bàn đạt trên 50% dung tích thiết kế, thì sẽ điều tiết nước phục vụ sản xuất tại khu tưới của 23 hồ chứa, toàn bộ khu tưới của hệ thống sông Pha, Nha Trinh - Lâm Cấm và một số vùng thuộc khu tưới hồ, đập nhỏ do huyện quản lý, với tổng diện tích trên 29.200ha, trong đó lúa 14.467ha, hoa màu 14.800ha.

Hương Thảo

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Xem thêm