--> -->
Dòng sự kiện:

TP.HCM: Nắng nóng kéo dài, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng cao

21/03/2024 22:08

Chia sẻ
Bước vào mùa nắng nóng, tuần qua, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ghi nhận 107 ca tay chân miệng, tăng 41% so với trung bình 4 tuần trước đó.
Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm TP.HCM: Nguy cơ thiếu 2 loại thuốc điều trị tay chân miệng mức độ nặng Số ca bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tăng, TP.HCM đối mặt với nguy cơ dịch chồng dịch

Tuần qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, TP.HCM ghi nhận 107 ca tay chân miệng, tăng 41% so với trung bình 4 tuần trước đó.

TP.HCM: Nắng nóng kéo dài, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng cao
Bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM. (Ảnh: Thành Nhân)

Đó là nội dung được bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), thông tin tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, chiều 21/3.

Bà Nga cho biết, hàng năm, tháng 3 và 4 là khoảng thời gian ghi nhận sự gia tăng của các trường hợp bệnh tay chân miệng, thủy đậu, quai bị và có thể hình thành các chùm ca bệnh trong các trường học hoặc những khu vực tập trung nhiều trẻ em.

Theo hệ thống giám sát dịch tễ bệnh truyền nhiễm của TP.HCM, trong 11 tuần đầu năm, Thành phố đã có 1.495 ca tay chân miệng đến khám và nhập viện. Riêng tuần vừa qua (tuần 11), Thành phố ghi nhận 107 ca tay chân miệng, tăng 41% so với trung bình 4 tuần trước đó.

"Đối với bệnh sởi, từ sau đợt dịch sởi năm 2019 đến nay, TP.HCM không ghi nhận ca mắc. Với tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi chưa đạt 95% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và gián đoạn cung ứng vắc xin trong 2 năm 2022 và 2023, nguy cơ xuất hiện ca bệnh sởi tại Thành phố là rất lớn. Hiện một số tỉnh thành khác trong cả nước đã xuất hiện các ca bệnh sởi”, bà Nga cho hay.

Theo bà Nga, đối với bệnh thủy đậu, trong 11 tuần đầu năm, có 328 ca bệnh được báo cáo. Trong 4 tuần qua không ghi nhận ca mới. Từ sau đợt bùng phát đau mắt đỏ vào tháng 9/2023 đến nay, TP.HCM chỉ còn ca rải rác, không ghi nhận các chùm ca bệnh đau mắt đỏ trong trường học.

Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, Phó Giám đốc HCDC khuyến cáo, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho bản thân và người thân trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ và người chưa có miễn dịch. Thực hiện tiêm chủng theo lịch đối với tất các bệnh đã có vắc xin như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm, phế cầu…

Bên cạnh đó, người dân cũng cần thường xuyên rửa tay bằng xà bông và giữ vệ sinh; nhất là trước và sau khi chăm sóc trẻ nhỏ hoặc người bệnh, sau khi tiếp xúc động vật.

"Trường hợp trẻ nhỏ có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đồng thời thông báo ngay cho nhà trường được biết. Nếu trẻ được chẩn đoán là mắc các bệnh truyền nhiễm, cần cho trẻ nghỉ ở nhà đúng thời gian quy định; đồng thời hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác, thai phụ hoặc người chưa có miễn dịch để tránh lây lan bệnh”, bà Nga nhấn mạnh.

Hiện nay, một số tỉnh thành phố trên cả nước đang xuất hiện các ca bệnh dại. Vì vậy, Phó Giám đốc HCDC khuyến cáo, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại. Người nuôi chó mèo cần thực hiện nghiêm việc khai báo với chính quyền địa phương, tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của cơ quan thú y. Bên cạnh đó, người dân cần thực hiện nuôi, nhốt, xích hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình, không thả rông, nhất là ở các khu đô thị, nơi đông dân cư.

Lưu ý, khi cho chó ra đường phải có dây dẫn, rọ mõm đề phòng cắn người; đồng thời phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, mất vệ sinh ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.

Trong trường hợp người bị chó, mèo cắn, cần xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị cắn và đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời. Đặc biệt, không sử dụng thuốc Đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các thuốc khác để tự điều trị bệnh.

Lâm Ngọc

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm