--> -->
Dòng sự kiện:

TP.HCM: Vắc xin tiêm chủng mở rộng chỉ đủ dùng trong vài ngày

22/11/2023 20:04

Chia sẻ
Tính đến hết ngày 21/11, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã không còn các vắc xin DPT (bạch hầu - ho gà - uốn ván ), IPV (bại liệt tiêm). Các vắc xin khác còn lại rất ít, chỉ đủ dùng trong một hoặc vài ngày tới.
Hợp tác phát triển công tác xã hội trên địa bàn TP.HCM TP.HCM: Đề xuất tăng chi đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025 Canada là cửa ngõ để hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ

Đây là thông tin Sở Y tế TP.HCM cho biết ngày 22/11. Cụ thể, theo báo cáo nhanh của Phòng Nghiệp vụ Dược và HCDC, tính đến hết ngày 21/11/2023, trên địa bàn TP.HCM đã không còn các vắc xin DPT, IPV (bại liệt tiêm), VGB, SII (DPT-VGB-Hib). Các vắc xin khác còn lại rất ít, chỉ đủ dùng trong một hoặc vài ngày tới (Sởi, bOPV, BCG, MR, uốn ván, Viêm não Nhật Bản).

TP.HCM: Vắc xin tiêm chủng mở rộng chỉ đủ dùng trong vài ngày
Các bác sĩ khám cho trẻ em tại Bệnh viện nhi đồng TP.HCM.

Trước đó, với tình hình thiếu hụt vắc xin Chương trình tiêm chủng mở rộng, Sở Y tế TP.HCM đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố có văn bản báo cáo và đề nghị Bộ Y tế khẩn trương phân bổ vắc xin, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho người dân trên địa bàn.

Ngày 27/10, Bộ Y tế đã có công văn 6894/KH-TC để phúc đáp kiến nghị của UBND TP.HCM, công văn nêu “Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc và đang tiến hành mua sắm vắc xin. Sau khi có kết quả mua sắm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ tiến hành phân bổ cho TP.HCM và các địa phương trong thời gian sớm nhất”.

Được biết, với Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 10/7 của Chính phủ về việc bố trí ngân sách Trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng và Quyết định số 931/QĐ-TTg ngày 05/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung dự toán năm 2023 của Bộ Y tế để mua vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế đã và đang tiến hành đàm phán giá đối với vắc xin sản xuất trong nước và đấu thầu mua sắm vắc xin nhập khẩu.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết các vắc xin thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng sản xuất trong nước dự kiến sớm nhất có thể được cung ứng trở lại là cuối tháng 11/2023, còn các vắc xin nhập khẩu phải chờ đến cuối tháng 12/2023.

Nguyên nhân thiếu vắc xin

Theo ông Nguyễn Hải Nam, Phó Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, nguyên nhân gián đoạn cung ứng vắc xin là do có sự thay đổi về cơ chế mua sắm. Vì thế hiện Bộ Y tế đang giao Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thực hiện đặt hàng đối với vắc xin sản xuất trong nước và đấu thầu đối với vắc xin nhập khẩu, thực hiện thủ tục theo quy định cho việc mua sắm vắc xin để có thể cung ứng vắc xin sớm nhất cho các địa phương trên toàn quốc.

"Trong thời gian chờ phân bổ vắc xin từ Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh cách đề phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ, các trạm y tế thực hiện rà soát và quản lý chặt chẽ danh sách trẻ đến lượt tiêm mới, tiêm nhắc lại để kịp thời nhắc và triển khai tiêm sớm nhất khi có nguồn vắc xin được cung ứng trở lại", ông Nguyễn Hải Nam nói.

Đại diện Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết thêm, người dân có thể tiếp cận nguồn vắc xin tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Tại các cơ sở này đảm bảo vắc xin để tiêm cho người dân.

Hiện nay, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia triển khai tiêm vắc xin phòng 12 bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, viêm phổi/màng não mủ do vi khuẩn Hib, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn. Riêng vắc xin phòng bệnh thủy đậu hiện chưa được triển khai trong tiêm chủng mở rộng.

Minh Tuấn

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm