--> -->
Dòng sự kiện:

Trạm trộn bê tông không phép ở huyện Phúc Thọ: Vẫn hoạt động trên đất dự án

24/09/2019 17:48

Chia sẻ
Mặc dù, chưa được cấp giấy phép nhưng suốt 2 năm qua, trạm trộn bê tông Cường Thịnh nằm trên đất của Dự án Khu vườn sinh thái Cẩm Đình - Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) vẫn hoạt động công khai, rầm rộ, thách thức pháp luật, gây ô nhiễm môi trường,…
tram tron be tong khong phep o huyen phuc tho van hoat dong tren dat du an Kiên quyết “xóa sổ” những trạm trộn bê tông không phép
tram tron be tong khong phep o huyen phuc tho van hoat dong tren dat du an Bằng chứng rõ ràng về việc trường Đại học Thành Tây sử dụng đất sai mục đích

Được biết, Dự án Khu vườn sinh thái Cẩm Đình – Hiệp Thuận do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Kim Thanh làm chủ đầu tư, nhưng sau nhiều năm, Dự án này gần như vẫn chỉ là bãi đất trống. Một số hạng mục được xây dựng trước đó hiện đang có dấu hiệu xuống cấp, hoen rỉ, cỏ mọc um tùm,…

tram tron be tong khong phep o huyen phuc tho van hoat dong tren dat du an
Đất dự án thành nơi trộn bê tông không phép.

Đó cũng là hình ảnh quen thuộc trong mắt người dân mỗi khi đi qua khu Dự án có quy mô 247,4 ha này. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, trên khu đất Dự án xuất hiện một trạm bê tông mang tên Cường Thịnh.

Dù trạm trộn bê tông trên chưa được các cấp có thẩm quyền cấp phép, thế nhưng cho tới nay, trạm trộn Cường Thịnh vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp các quy định của pháp luật. Hàng ngày, trạm này vẫn sản xuất bê tông với số lượng lớn để bán ra thị trường.

tram tron be tong khong phep o huyen phuc tho van hoat dong tren dat du an

Theo ghi nhận của phóng viên, con đường dẫn vào trạm bê tông trên nằm sát dưới chân đê Ngọc Tảo (xã Tam Hiệp – huyện Phúc Thọ), bụi bay mù mịt bởi những chiếc xe tải, xe bồn cỡ lớn tấp nập ra vào, gây ô nhiễm môi trường,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân và trật tự an toàn giao thông.

Chỉ cần đứng trên đê Ngọc Tảo, bằng mắt thường cũng có thể dễ dàng nhận thấy hàng nghìn tấn cát, sỏi,… chất cao như núi xung quanh trạm sản xuất bê tông này. Tại đây, tiếng ồn của xe cộ qua lại, cộng thêm tiếng máy móc làm việc không ngừng nghỉ, dường như đã xóa tan đi không gian tĩnh mịch, hoang vu vốn có từ nhiều năm nay của Dự án Khu vườn sinh thái Cẩm Đình – Hiệp Thuận. Bên trong trạm là những chiếc xe bồn cỡ lớn đang chờ để lấy hàng, sau đó tiếp tục cuộc hành trình của mình.

Cũng theo quan sát, trạm trộn Cường Thịnh nằm cách quốc lộ 32 chỉ vài trăm mét, nên ngay sau khi nạp đầy bê tông tươi vào bồn chứa, những chiếc xe dễ dàng vận chuyển hàng vào khu vực nội thành Hà Nội hoặc một số huyện lân cận. Một số người dân sống gần khu vực này cho biết: “Trạm bê tông này xuất hiện khoảng 2 năm nay, ngày nào đi qua tôi cũng thấy hoạt động như vậy, gần như không có ngày nghỉ, họ chở đi nhiều chỗ, cứ ở đâu đặt hàng thì họ chở đi bán”.

Đáng chú ý là, theo như địa chỉ mà Công ty Cổ phần Bê tông Cường Thịnh gửi cho khách hàng, thì Công ty này có địa chỉ tại cụm 11, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Tuy nhiên, theo ông Lê Đình Bình - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Võng Xuyên thì trên địa bàn xã không hề có trạm trộn bê tông nào của Công ty Cổ phần Bê tông Cường Thịnh. “Có việc văn phòng của Công ty này đặt ở xã Võng Xuyên, nhưng trạm trộn bê tông thì tôi không biết họ đặt ở đâu”- ông Bình cho hay.

Việc kinh doanh là chuyện của Công ty, song hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc trong thời gian dài là trách nhiệm của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng. Và chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này trong các số báo tiếp theo.

Nhóm PVĐT

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm