--> -->
Dòng sự kiện:

Trên 1.000 tỷ đồng tiền hỗ trợ an sinh đã đến tay người dân có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Nội

11/09/2021 18:11

Chia sẻ
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội, từ đầu tháng 7/2021 đến nay, tổng nguồn lực thành phố Hà Nội chi hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân, người lao động, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã vượt 1.000 tỷ đồng. Trong những ngày tới, số kinh phí chi trả và số người thụ hưởng các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng nhanh.
Kỳ 1: Kịp thời triển khai gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ Hà Nội: Gần 750 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội cho các đối tượng khó khăn Hà Nội kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội

Cụ thể, đối với gói hỗ trợ an sinh của Chính phủ được quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, đã có hơn 1,6 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn được thụ hưởng hơn 512 tỷ đồng.

Gói hỗ trợ an sinh này gồm 12 nhóm chính sách. Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, Hà Nội đã triển khai được 11/12 nhóm, còn duy nhất nhóm chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động chưa đến với đối tượng thụ hưởng, là do các cơ quan chức năng chưa nhận được hồ sơ nào đề nghị hỗ trợ.

Các chính sách có nhiều người thụ hưởng là giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng mức đóng % đã có 1,423 triệu lao động được tiếp cận, thụ hưởng. Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đã có 28/30 quận, huyện, thị xã ra quyết định hỗ trợ cho gần 16.000 lao động; chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế đã đến với hơn 13.000 người.

Hà Nội: Số lượng người được hỗ trợ an sinh xã hội sẽ tiếp tục tăng nhanh
Trao hỗ trợ cho người lao động khó khăn ở xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm

Đáng chú ý, chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do) có 30/30 quận, huyện, thị xã đồng loạt triển khai với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở cấp cơ sở. Đây cũng là nhóm có số người thụ hưởng tăng nhanh và tăng đều theo ngày. Đến nay, toàn Thành phố đã ra quyết định hỗ trợ cho gần 137.000 lao động tự do với số tiền hơn 205 tỷ đồng (1,5 triệu đồng/người).

Với chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội quy định tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố, đến nay, đã có gần 285.000 người, hộ kinh doanh được thụ hưởng gần 287,5 tỷ đồng. Các địa phương đã hoàn thành chi trả cho 282.654 người thuộc đối tượng người có công, bảo trợ xã hội và hộ nghèo. Các chính sách khác đang được các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai.

Cùng với các chính sách hỗ trợ an sinh của Trung ương và Thành phố, phát huy tinh thần nhân ái, sẻ chia, dịp này, các đơn vị chức năng, các địa phương đã huy động nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ cấp bách các nhu cầu thiết yếu cho gần 675.000 lượt người, hộ gia đình. Tổng trị giá nguồn lực đã hỗ trợ là gần 205 tỷ đồng. Tính chung, Hà Nội đã hỗ trợ cho 2,56 triệu lượt người, gia đình gặp khó khăn do Covid-19.

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cũng cho biết, nhằm tiếp tục đưa nguồn lực trợ giúp đến người thụ hưởng, các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai bài bản, linh hoạt. Tại những địa phương “vùng xanh”, hiện nay, các đối tượng đủ điều kiện có thể dễ dàng xây dựng hồ sơ đề nghị hỗ trợ để hưởng các chính sách của Trung ương và đặc thù của Thành phố. Còn ở “vùng đỏ”, căn cứ tình hình thực tế, các bên liên quan đưa ra những phương án linh hoạt, phù hợp để đưa chính sách hỗ trợ đến sớm với người dân. Dự kiến trong những ngày tới, số lượng người được hỗ trợ an sinh xã hội trên địa bàn Hà Nội sẽ tăng nhanh.

P.Diệp

Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội xuất hiện thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới, trong đó có quy định về Hà Nội và TP.HCM sẽ cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn. Thông tin ngay lập tức lan truyền và gây "xôn xao" dư luận. Thậm chí khiến nhiều người lo lắng, bức xúc.

Người “ươm mầm” giọng hát

Nếu hỏi về những gương mặt thầm lặng đứng sau thành công của nhiều giọng ca trẻ, cái tên Lê Thị Kim Tuyến chắc chắn sẽ được nhắc đến với sự trân trọng đặc biệt. Là giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, cô Tuyến không chỉ được biết đến như một người thầy tận tụy mà còn là người gieo niềm tin, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.
Xem thêm