--> -->
Dòng sự kiện:

Truyền thông về phòng, chống dịch sốt xuất huyết phải tới được từng người dân

06/10/2023 23:14

Chia sẻ
Ngày 6/10, tại quận Bắc Từ Liêm, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị triển khai đợt cao điểm về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố năm 2023.
Quận Hai Bà Trưng quyết liệt trong công tác phòng chống sốt xuất huyết Tập trung hơn nữa cho công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết Tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận Tây Hồ

Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, liên tục trong 4 tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố tăng mạnh. Riêng trong tuần cuối cùng của tháng 9/2023, thành phố tiếp tục có thêm gần 2.600 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 1,5 lần so với tuần đầu của tháng 9/2023.

Trong 9 tháng năm 2023, Hà Nội ghi nhận 15.354 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022; trong đó có 3 ca tử vong. Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân như: Hoàng Mai, Phú Xuyên, Thanh Trì, Thạch Thất, Hà Đông, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Oai… Ngoài ra, tổng số ổ dịch tính từ đầu năm 2023 đến nay là 1.029. Hiện còn 289 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã, bao gồm một số ổ dịch diễn biến phức tạp, kéo dài.

Truyền thông về phòng, chống dịch sốt xuất huyết phải tới được từng người dân
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu tại hội nghị.

Qua thực tế kiểm tra tại nhiều địa bàn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà phân tích: Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng, chống sốt xuất huyết của Thành phố đã có từ rất sớm và tương đối đầy đủ nhưng một số địa phương triển khai chưa triệt để, dẫn đến gia tăng số ca mắc và ổ dịch diễn biến kéo dài. Ngược lại, nhiều địa phương khi phát hiện ca bệnh đã kiểm soát tốt, nhờ đó, giảm số ca mắc và khống chế được dịch bệnh.

Đơn cử, tại quận Bắc Từ Liêm, hiện toàn quận có khoảng 2.100 nhà cho thuê riêng lẻ, hơn 900 công trình nhà ở, 108 dự án đầu tư xây dựng đang tổ chức thi công… .

Đây là địa bàn diện tích rộng, dân cư đông, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết. Từ tháng 3 đến tháng 8/2023, quận thường xuyên nằm trong top đầu về số ca mắc. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đến nay, quận đã đứng dưới top 10 toàn Thành phố và khống chế được số ca mắc, ngăn chặn sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết.

Truyền thông về phòng, chống dịch sốt xuất huyết phải tới được từng người dân
Toàn cảnh hội nghị.

Chia sẻ về bài học kinh nghiệm, Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà cho hay, thời gian qua, quận Bắc Từ Liêm đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, đúng hướng, toàn diện, hiệu quả đồng thời chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp và nhân dân trong công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

Quận xác định phương châm không bỏ lọt, bỏ trống các vùng, lĩnh vực quản lý. Quận đã chỉ đạo thiết lập các nhóm zalo quản lý theo ngành, lĩnh vực.

Đồng thời, quận cũng xác định những địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch sốt xuất huyết như: Khu vực nhiều sinh viên/hộ gia đình/người lao động thuê, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, chợ đầu mối… Quận tăng cường giám sát các ổ dịch cũ, theo dõi tình hình diễn biến côn trùng gây bệnh sốt xuất huyết, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh, chống dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, quận tích cực vận động mỗi người dân trên địa bàn nâng cao ý thức, tham gia tích cực công tác vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng, diệt lăng quăng, bọ gậy và muỗi trên tinh thần “phòng hơn chống” nhằm giảm nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng. Từ đó, các biện pháp can thiệp được triển khai để ngăn chặn sự bùng phát dịch một cách kịp thời, hiệu quả.

Để chống dịch không nằm "trên giấy"

Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền, của tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và từng người dân trong phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Hà Nội triển khai đợt cao điểm truyền thông trong tháng 10/2023.

Chia sẻ tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho rằng, để tạo được sóng truyền thông phải đồng thời có nhiều nội dung thông tin đưa ra ở cùng một thời điểm tại nhiều địa điểm với nhiều kênh truyền thông và hình thức truyền thông đa dạng, phù hợp với các đối tượng cần tác động.

Đối với Hà Nội, cần huy động toàn bộ nguồn lực để tạo sóng truyền thông về công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Các cơ quan báo chí thành phố tăng cường thời lượng, đa dạng hình thức, mở chuyên mục, đặt banner… để công tác truyền thông về dịch bệnh sốt xuất huyết được triển khai mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền trên mạng xã hội như: Zalo, Facebook, hay qua tin nhắn SMS…

Đợt truyền thông cao điểm này cần tiến hành giống như đợt truyền thông phòng, chống dịch Covid-19, góp phần đưa các biện pháp phòng, chống dịch của chính quyền từ thành phố đến cơ sở đi vào thực chất, không để xảy ra tình trạng chống dịch chỉ “trên giấy”.

Truyền thông về phòng, chống dịch sốt xuất huyết phải tới được từng người dân
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương triển khai kế hoạch đợt cao điểm truyền thông.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà nhấn mạnh, theo dự báo của các chuyên gia, đỉnh dịch sốt xuất huyết rơi vào tháng 10, 11. Do đó, đợt cao điểm này cần được triển khai thiết thực, hiệu quả để giảm số ca mắc, giảm số ổ dịch, tiến tới kiểm soát được dịch.

Để triển khai đợt cao điểm về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà yêu cầu, 30 quận, huyện, thị xã cần xây dựng kế hoạch triển khai đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết một cách chi tiết, cụ thể, trong đó yêu cầu nội dung truyền thông phải tới được từng người dân. Việc truyền thông phải trực tiếp, sâu sát, dễ hiểu, hiệu quả và khẩn trương.

Ví dụ các địa phương có thể chia theo nhóm Zalo từ 30-50 hộ dân/nhóm và phân công người phụ trách. Khi đi kiểm tra, nếu phát hiện hộ dân vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh hoặc khi phát hiện ca bệnh sẽ đưa lên nhóm để mọi người cùng biết…

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng đề nghị, toàn bộ các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố và hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội về công tác phòng, chống sốt xuất huyết rất đầy đủ. Các quận, huyện, thị xã cần rà soát, xem xét giải pháp thực hiện để đem lại hiệu quả.

“Các địa phương cần quan tâm bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết mà quận Bắc Từ Liêm đã chia sẻ tại hội nghị. Tôi mong rằng, hiệu quả cuối cùng trong việc thực hiện đợt cao điểm này là số ca bệnh giảm, số ổ dịch giảm và tiến tới kiểm soát được dịch sốt xuất huyết”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà nhấn mạnh.

Lê Thắm

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm