--> -->
Dòng sự kiện:

Từ ngày 1/2/2022 tăng giờ làm thêm đối với lao động thời vụ

31/01/2022 15:26

Chia sẻ
Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.
Đề xuất tăng giờ làm thêm ở tất cả các ngành nghề Bài 3: Điều chỉnh quyền lợi về ngày nghỉ và giờ làm thêm Infographic: Những điểm mới trong Bộ Luật Lao động (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2021

Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH đã cho phép tăng giờ làm thêm đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.

Cụ thể, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ; tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ; tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ. Và, tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.

Hằng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động.

Việc nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca đối với từng người lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Từ ngày 1/2/2022 tăng giờ làm thêm đối với lao động thời vụ
Ảnh minh họa

Người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác.

Đồng thời, người sử dụng lao động căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm chủ động quyết định áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc áp dụng chế độ thời gian làm việc quy định tại Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH.

Khi người sử dụng lao động thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH thì phải lập và điều chỉnh kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm và có tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Người sử dụng lao động thông báo kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân để người lao động được biết, trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày; thỏa thuận với người lao động khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động đồng thời trả lương cho người lao động theo hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật lao động về tiền lương.

Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 1/2/2022 và thay thế Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015.

P.Diệp

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.

Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn

Điều trị vô sinh hiếm muộn là một hành trình dài và tốn kém chi phí, nhiều cặp vợ chồng không chỉ đối mặt với những áp lực tinh thần, mà còn mang trên vai gánh nặng tài chính khi các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay vẫn chưa nằm trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế.
Xem thêm