--> -->
Dòng sự kiện:

Tuyên truyền tốt, xử phạt nghiêm để nâng cao ý thức về an toàn giao thông

27/09/2024 17:18

Chia sẻ
Đoàn giám sát kiến nghị ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn...
Giao thông Thủ đô ngày đầu nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Ùn tắc trên một số tuyến đường Hà Nội: Giao thông nhiều tuyến đường ùn tắc vì mưa lớn

Tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét báo cáo và biểu quyết thông qua về mặt nguyên tắc đối với dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”.

Kết quả kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông chưa vững chắc

Báo cáo tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết, trong những năm qua hệ thống chính sách, pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) ngày càng hoàn thiện nhất là lĩnh vực giao thông đường bộ; công tác bảo đảm TTATGT tiếp tục nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Tình hình TTATGT đường bộ có những chuyển biến tích cực, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT đường bộ của người tham gia giao thông được nâng cao; qua đó, số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông tiếp tục giảm, nhất là số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải được kiềm chế.

Tuyên truyền tốt, xử phạt nghiêm để nâng cao ý thức về an toàn giao thông
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát trình bày báo cáo. Ảnh: Quốc hội.

Mạng lưới giao thông đường bộ trên phạm vi cả nước ngày càng phát triển, thông suốt, nhiều tuyến đường trọng điểm được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp... tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT đường bộ của lực lượng chức năng đạt kết quả cao, đã tập trung ra quân xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm, trọng tâm là vi phạm “nồng độ cồn”, quá tải trọng, xe “cơi nới” thành thùng, nhất là vi phạm xe quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường...

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông đã cơ bản được triển khai thực hiện tốt, duy trì thường xuyên liên tục, đa dạng về hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng khác nhau; đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình mới, cách làm hay, tạo sự lan tỏa tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông trong cộng đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Đoàn giám sát đánh giá, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch giao thông, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vẫn còn hạn chế; một số quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT ban hành còn chậm so với thời hạn quy định, tính ổn định chưa cao do chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của thị trường vận tải thực tế, chậm được sửa đổi, bổ sung; công tác xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch chưa sát với yêu cầu thực tiễn, áp dụng trong thời gian ngắn đã phải điều chỉnh hoặc thay thế.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT còn có phần hạn chế. Kết quả kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông chưa vững chắc, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ vẫn còn ở mức cao.

Việc áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông ở một số loại hình, địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu cơ chế chính sách mang tính đột phá để huy động nguồn lực cho đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông...

Trên cơ sở phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, Đoàn giám kiến nghị cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm TTATGT.

Tuyên truyền tốt, xử phạt nghiêm để nâng cao ý thức về an toàn giao thông
Một góc Thủ đô Hà Nội nhìn từ trên cao. Ảnh: Phương Ngân.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm TTATGT; xác định đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT; quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với công tác này, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực bảo đảm TTATGT...

Xác định rõ trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn để giám sát trong năm 2024 là rất đúng và trúng theo yêu cầu đặt ra hiện nay.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ lưỡng hơn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông. “Số vụ tai nạn giao thông tuy đã giảm trong một vài năm trở lại đây nhưng ý thức chấp hành luật pháp về giao thông của người dân thì như thế nào? Kỷ cương pháp luật có thực hiện nghiêm hay không? Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, quyết tâm hay chưa? Bên cạnh đó, ý thức trong nội bộ và người dân xung quanh việc chấp hành trật tự an toàn giao thông cũng cần được đánh giá kỹ lưỡng, sâu sát hơn nữa”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Tuyên truyền tốt, xử phạt nghiêm để nâng cao ý thức về an toàn giao thông
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua về nguyên tắc dự thảo Nghị quyết giám sát. Ảnh: Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý công tác thông tin tuyên truyền trong thời gian tới rất quan trọng và đề nghị các cơ quan báo chí thông qua chuyên đề giám sát, tiếp tục tuyên truyền về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong đó nhấn mạnh an toàn giao thông đường bộ, nhất là tuyên truyền về Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới ban hành...

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT; quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với công tác bảo đảm TTATGT; ưu tiên phân bổ nguồn lực hợp lý... Đồng thời, tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn đọng liên quan tới ùn tắc giao thông; hạ tầng giao thông; vấn đề ô nhiễm môi trường do giao thông...

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung của báo cáo, đồng thời đề nghị rà soát số liệu đảm bảo đầy đủ, chính xác, xác định rõ trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật và bảo đảm tính khả thi...

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua về nguyên tắc dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT từ năm 2009 đến hết năm 2023.

Phương Thảo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm