--> -->
Dòng sự kiện:

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

23/10/2024 11:30

Chia sẻ
Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Quận Đống Đa đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin Ứng dụng công nghệ trong phát huy giá trị di sản Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Quảng bá di tích lịch sử bằng công nghệ AI

Bắc Từ Liêm là vùng đất gắn liền với nhiều di tích lịch sử, văn hóa quan trọng của Thủ đô. Trên địa bàn quận hiện có 135 di tích, trong đó 63 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa (gồm 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 48 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp Thành phố). Bên cạnh đó, quận có 35 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 3 lễ hội đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 29 lễ hội truyền thống, 26 di tích cách mạng kháng chiến và nhiều làng nghề truyền thống.

Bằng sự sáng tạo, thanh niên quận đã có nhiều cách làm độc đáo góp phần quảng bá văn hóa địa phương, Thành phố đến bạn bè trong nước và quốc tế, tiêu biểu như công trình “Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số tuyên truyền, quảng bá các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử - văn hóa”.

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tuổi trẻ Bắc Từ Liêm đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về văn hóa, lịch sử Thủ đô.

Hiện nay, Quận đoàn Bắc Từ Liêm đã triển khai công trình số hóa tại 8 địa điểm di tích. Trong đó có di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt đình Chèm (phường Thụy Phương) - một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam và di tích lịch sử văn hóa Quốc gia - di tích cách mạng kháng chiến tiêu biểu đình Đăm (phường Tây Tựu). Đây là hai điểm đến có giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt, tiêu biểu trong quảng bá du lịch quận Bắc Từ Liêm.

Được biết, tất cả thông tin về các di tích lịch sử này này được thanh niên quận Bắc Từ Liêm “số hoá”. Công trình “Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số tuyên truyền, quảng bá các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử - văn hóa” của tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm được ví như một cuốn cẩm nang du lịch số rất tiện lợi và hữu ích. Qua ứng dụng vừa giúp giảm chi phí giới thiệu, quảng bá vừa bảo đảm tra cứu, tìm hiểu nhanh chóng, dễ dàng, đầy đủ.

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Mã QR được thiết kế để tuyên truyền về di tích lịch sử Đình Chèm.

Bí thư Quận đoàn Bắc Từ Liêm Nguyễn Đức Ngọc cho biết, tại các di tích lịch sử - văn hóa, địa chỉ đỏ, trong đó có đình Chèm, điểm mã QR được thiết kế, xây dựng dưới dạng pano, biển bảng giới thiệu ngoài ra các mã QR còn được tuyên truyền sâu rộng trên các kênh thông tin, internet; mạng xã hội.

Khi đi vào sử dụng, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), lời thoại sẽ được thực hiện tự động (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) giới thiệu về di tích, hình ảnh 360 độ, video quay toàn cảnh, cận cảnh các di tích lịch sử. Đặc biệt ứng dụng công nghệ quan sát thực tế ảo, du khách sẽ có cảm giác như đang trải nghiệm thực tế, dễ dàng tìm hiểu thông tin, tra cứu dựa vào tính năng chỉ đường.

Công trình phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sức sáng tạo của tuổi trẻ trong tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử của quê hương và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, du lịch. Qua ứng dụng này có thể cung cấp thông tin, hình ảnh, tài liệu về di tích, địa danh lịch sử của quận Bắc Từ Liêm đến du khách trong và ngoài Thủ đô một cách nhanh chóng, sinh động, hiệu quả.

Quét mã QR hiểu thêm về lịch sử

Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để quảng bá di tích, lịch sử trên địa bàn, hưởng ứng phong trào “Tôi yêu Hà Nội”, mới đây, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quận Bắc Từ Liêm đã triển khai công trình thanh niên “Số hóa thông tin 70 tuyến đường bằng mã QR”. Tại những địa điểm tên đường có gắn mã QR, người dân có nhu cầu tìm hiểu, sau khi quét mã qua điện thoại thông minh có kết nối mạng sẽ được cung cấp thông tin về danh nhân đặt tên đường, cũng như các thông số, hình ảnh về lộ giới.

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
70 tuyến phố tại quận Bắc Từ Liêm đã được số hóa bằng mã QR.

Cùng với việc cung cấp thông tin cho người dân trên địa bàn quận, việc số hoá tên đường góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ có thể tiếp cận với thông tin danh nhân lịch sử cần tìm hiểu, tạo động lực hứng khởi, tìm tòi cho đoàn viên, thanh niên.

Từ khi biển tên tuyến phố Võ Quý Huân gắn mã QR đã thu hút sự chú ý, tò mò của các em học sinh, đoàn viên Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai mỗi ngày đến trường khi đi qua tuyến phố này.

Đứng trước biển tên tuyến phố Võ Quý Huân, em Mai Phương (Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai) hào hứng chia sẻ: “Hằng ngày đi học qua các tuyến đường này, có rất nhiều tên đường là các nhân vật lịch sử, có những tên đường rất lạ đối với chúng em. Việc đưa tên đường gắn mã QR sẽ rất tiện lợi cho chúng em muốn tìm hiểu về nhân vật đó. Đi đến đường nào, quét mã để tìm hiểu nhân vật đó cũng là một công việc khá thú vị, giúp ích cho việc học, giúp chúng em thêm yêu quận Bắc Từ Liêm, yêu Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến”.

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Đoàn viên thanh niên quận Bắc Từ Liêm check in tại tuyến đường Võ Quý Huân đã được số hóa thông tin.

Tương tự, em Nguyễn Văn Quang (học sinh Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai) chia sẻ: “Nhờ quét mã QR, em mới biết được thông tin về kỹ sư Võ Quý Huân - người được nhắc tới như là cha đẻ của lò cao kháng chiến, chuyên gia hàng đầu trong ngành đúc luyện kim và công nghiệp Việt Nam - một trong bốn vị trí thức theo Bác Hồ từ Pháp trở về phụng sự đất nước năm 1946”. Cũng theo em Quang, việc đưa tên đường gắn mã QR rất tiện lợi cho thế hệ trẻ muốn tìm hiểu về nhân vật lịch sử. Đây là một trải nghiệm khá thú vị, giúp ích cho việc học tập, giúp thế hệ trẻ thêm yêu địa phương, thành phố mình sinh sống.

Tương tự, nhiều người đến quận Bắc Từ Liêm tò mò khi thấy ngay dưới biển tên nhiều tuyến phố như phố Lưu Cơ, phố Văn Tiến Dũng, phố Phạm Văn Đồng, phố Đặng Thùy Trâm… có một biển phụ với thông tin kèm mã QR.

Chị Phan Thị Thanh (ở phố Văn Tiến Dũng, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, gia đình chuyển về đây sinh sống đã lâu nhưng chị không biết thông tin về tên gọi của tuyến phố. Qua quét mã QR, chị cũng như người dân nơi đây có thêm kiến thức, hiểu biết về nơi mình sinh sống.

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Trẻ em hào hứng “check in” tại tuyến đường đã được số hóa thông tin.

Theo Quận đoàn Bắc Từ Liêm, việc số hoá tên đường không đơn thuần là phục vụ cho việc tìm hiểu thông tin về các nhân vật lịch sử, mà còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích khác, nhất là hỗ trợ đắc lực cho du lịch tại địa phương, trong đó có việc tích hợp các thông tin về địa điểm ăn uống, điểm du lịch..., từ đó giúp du khách đến với quận Bắc Từ Liêm dễ dàng tra cứu thông tin để phục vụ nhu cầu của mình.

Mô hình này sẽ tiếp tục được Đoàn Thanh niên quận phát triển, hoàn thiện qua đó, từng bước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng.

Lê Thắm

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm