--> -->
Dòng sự kiện:

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô

11/06/2024 11:41

Chia sẻ
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Tăng số lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Quốc hội sẽ xem xét đề xuất Luật Đất đai và 3 luật liên quan có hiệu lực thi hành từ 1/8/2024

Sáng nay (11/6), tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 34, dự kiến diễn ra trong 3 ngày (từ 11/6 đến 13/6).

Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác lập pháp. Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ, Luật Thủ đô (sửa đổi, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; xem xét, quyết định về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2023.

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (báo cáo Quốc hội quyết nghị trong Nghị quyết kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV).

H.L

Công an Hà Nội khuyến cáo phòng tránh rủi do về đuối nước trong mùa hè

Thời gian gần đây, Hà Nội đã ghi nhận hàng loạt vụ tai nạn khiến nhiều học sinh tử vong. Đáng lo ngại, hầu hết các trường hợp đều do thiếu kỹ năng an toàn dưới nước và sự chủ quan của người lớn. Khi “thời gian vàng” để cứu nạn chỉ kéo dài vài phút, việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Cặp vợ chồng dược sĩ cầm đầu đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả đã được tuồn ra thị trường từ một “nhà máy ma” nằm sâu trong khu dân cư ở Hưng Yên. Đứng sau đường dây tinh vi này là một cặp vợ chồng dược sĩ, cùng 17 công ty “vỏ bọc” được lập ra để che mắt cơ quan chức năng. Những kẻ lừa đảo này đã vận hành cả một “đế chế hàng giả” quy mô lớn như thế nào?

Hà Nội: Phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước

Ngày 17/5, tại thị xã Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước thành phố Hà Nội năm 2025 cho hơn gần 2.000 cán bộ, học sinh, đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn.

Học sinh lớp 12 bước vào giai đoạn “nước rút” cho kỳ thi THPT Quốc gia

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang đến rất gần. Hơn 1 triệu học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn “chạy nước rút” để chuẩn bị cho kỳ thi có nhiều đổi mới. Những thay đổi này mang theo nhiều kỳ vọng cải cách, nhưng đồng thời cũng có cả những áp lực đối với học sinh, giáo viên và nhà trường. Chúng ta sẽ cùng lắng nghe chia sẻ của học sinh lớp 12, giáo viên và đại diện nhà trường để hiểu rõ hơn về tâm thế, sự chuẩn bị và kỳ vọng trước kỳ thi bước ngoặt này.
Xem thêm