--> -->
Dòng sự kiện:
Ngày thứ 3 xét xử vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm:

Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình cho 2 đối tượng cầm đầu

09/09/2020 14:48

Chia sẻ
Ngày 9/9, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành luận tội, đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành ông vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Người nhà nạn nhân đề nghị xử đúng người, đúng tội
Vụ Đồng Tâm: Các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội
Xét xử vụ Đồng Tâm: Luật sư đề nghị triệu tập thêm nhiều người

Theo Viện kiểm sát, mặc dù biết rõ cánh đồng Sênh (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) là đất Quốc phòng nhưng từ năm 2013, Lê Đình Kình (trú tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm) cùng Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển và một số đối tượng tại xã Đồng Tâm đã thành lập “Tổ đồng thuận” với mục đích chiếm lại đất đồng Sênh chia nhau.

Nhóm người này thường xuyên lôi kéo, kích động người dân khiếu kiện phức tạp về việc quản lý, sử dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm. Đồng thời sử dụng mạng xã hội tuyên truyền sai sự thật về nguồn gốc đất, kêu gọi người dân xã Đồng Tâm đấu tranh để giữ đất.

Ngoài ra, từ năm 2017 đến đầu năm 2020, ông Lê Đình Kình đã chỉ đạo “Tổ Đồng thuận” và nhiều người gây ra nhiều vụ việc phức tạp đến an ninh, trật tự địa bàn.

3908 20200907 084917
Viện kiểm sát đề nghị mức án tử hành đối với Lê Đình Công và Lê Đình Chức. (Ảnh chụp màn hình)

Khi biết thông tin Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Quân chủng Phòng không – Không quân (Bộ Quốc phòng) triển khai bảo vệ lực lượng thi công xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn trên đất đồng Sênh, ông Lê Đình Kình đã cùng các bị cáo góp tiền mua 10 quả lựu đạn, mua xăng làm 85 chai bom xăng, mua khoảng 10 tuýp sắt có gắn dao bầu và liềm, nhặt gạch đá, làm bùi nhùi, mua pháo… nhằm tấn công lực lượng chức năng.

Ngày 9/1/2020, khi lực lượng công an đến chốt cổng làng thôn Hoành, xã Đồng Tâm (cách nhà ông Kình khoảng 50 mét) để bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch, đã bị các bị cáo dùng bom xăng, lựu đạn, hung khí tấn công. Trong quá trình kiên quyết trấn áp hành vi đặc biệt nguy hiểm của các bị can, 3 cán bộ chiến sỹ công an đã hy sinh.

Viện Kiểm sát nhận định, hành vi của các bị cáo có tổ chức, có sự phân công vai trò của từng người, thể hiện tính côn đồ hung hãn, coi thường, bất chấp pháp luật, giết người dã man. Ngoài ra, hành vi của các bị cáo còn làm ảnh hưởng hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây mất trật tự an ninh xã hội, gây hoang mang lo lắng cho người dân.

Đánh giá tính chất, mức độ của từng bị cáo, Viện Kiểm sát xác định Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Quốc Tiến là chủ mưu cầm đầu với mục đích giết người.

Trong đó, Công là chủ mưu, thường xuyên kích động giết cán bộ công an qua các clip tung lên mạng xã hội; dọa cho nổ trạm điện; dọa giết 300 – 500 cán bộ... Công trực tiếp ném lựu đạn, giết chết công an, và cho rằng giết càng nhiều càng tốt. Hành vi của bị cáo cần vào tội giết người với tình tiết kịch khung tăng nặng.

Tại phiên tòa, bị cáo này khai báo quanh co, thiếu thành khẩn. Bên cạnh đó, bị cáo còn có nhân thân xấu từng bị phạt tù về tội cố ý gây thương tích nhưng không tự răn đe lại gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, cần loại bỏ bị cáo vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội.

Đối với bị cáo Lê Đình Chức, bị cáo này cũng chủ động chống đối, tham gia ném bom xăng, lựu đạn về phía công an, dùng tuýp sắt gắn dao bầu chọc khiến 3 chiến sĩ công an ngã xuống hố rồi cùng Doanh đổ xăng thiêu chết.

Hành vi thể hiện sự mất nhân tính, không còn khả năng cải tạo. Tại tòa, bị cáo này còn khai báo quanh co nhằm mục đích đổ tội cho bị cáo Doanh. Xét thấy hành vi của bị cáo có tính chất côn đồ, hung hãn, thái độ trước tòa chưa thực sự ăn năn hối lỗi cần xử lý nghiêm.

Giống với bị cáo Chức, bị cáo Lê Đình Doanh biết Lê Đình Kinh nhiều năm qua cũng chống đối chính quyền nhằm chiếm đất Đồng Sênh nhưng vẫn nghe theo. Trong sự việc ngày 1/9, Doanh dùng gạch, bom xăng ném về phía công an và dùng dao bầu tấn công khiến 3 cảnh sát ngã xuống hố. Bị cáo này cũng trực tiếp mang chậu xăng cho Chức và châm lửa, thả xuống hố thiêu chết chết 3 chiến sĩ.

Hành vi của bị cáo trực tiếp gây ra cái chết cho các chiến sĩ, tuy nhiên trong quá trình điều tra, bị cáo Doanh đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi vì vậy đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Đối với 2 bị cáo Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Văn Tuyển, Viện Kiểm sát kết luận 2 bị cáo này đã tham gia vào vụ án. Cụ thể, Hiểu và Tuyển được phân công báo động khi lực lượng công an tiến vào, là đồng phạm trong vụ giết người.

Tuy nhiên, xét thấy 2 bị cáo không tham gia trực tiếp, bị cáo Hiểu phạm tội lúc tuổi đã cao (70 tuổi) còn bị cáo Tuyển là người tàn tật và là người khai báo thành khẩn nhất nên thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp nghiêm khắc nhất, nhưng cần cách ly khỏi xã hội.

Đối với 19 bị cáo khác còn lại, góp tiền mua xăng, bùi nhùi, chuẩn bị gạch đá, góp 33 triệu đồng mang cho tiến mua xăng và lựu đạn. Tất cả 1đều tích cực chuẩn bị các công cụ, phương tiện cho Kình và Công thực hiện hành vi chống đối.

Tuy nhiên, sau khi xem xét thấy rằng, các bị cáo đều là nông dân, bị Lê Đình Kình, Lê Đình Công lôi kéo nên đã tham gia kích động. Các bị cáo đều thiếu hiểu biết pháp luật, không trực tiếp thực hiện hành vi. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt để thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.

Từ những quan điểm trên, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị Hội đồng xét xử mức án tử hình với Lê Đình Công và Lê Đình Chức; Bùi Viết Hiểu từ 16 - 18 năm tù, Nguyễn Văn Tuyển từ 14 -16 năm tù; Lê Đình Doanh chung thân...

Mộc Thanh

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm