--> -->
Dòng sự kiện:

Xử lý tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản

14/03/2024 19:11

Chia sẻ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, về tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước, nên chăng, cần phân hóa một số tài sản có giá trị lớn thì tiếp tục rà soát theo hướng tăng số tiền đặt trước để đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức đấu giá.
Đại biểu đề nghị cấm tham gia đấu giá tài sản với người không có đủ năng lực tài chính Hà Nội sẽ báo với Thủ tướng việc đấu giá 3 điểm mỏ cát trước ngày 15/12

Ngày 14/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi), do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.

Vấn đề tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước, giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá, đấu giá trực tuyến, chế tài xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá không nộp tiền trúng đấu giá... là những nội dung quan trọng được tiếp thu, chỉnh lý.

Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc nâng mức tiền đặt trước đối với một số tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản và tài sản khác là không phù hợp vì các tài sản đặc thù thường có giá trị rất lớn.

Xử lý tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Theo Báo cáo của Cơ quan chủ trì soạn thảo, quá trình triển khai quy định về mức tiền đặt trước từ 5% đến 20% của Luật hiện hành cơ bản phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thu hút được nhiều người tham gia đấu giá. Thông lệ quốc tế đều không có quy định cụ thể về khoản tiền đặt trước khi tham gia đấu giá, theo đó, các công ty đấu giá tự đưa ra mức tiền đặt trước, tùy theo loại tài sản đấu giá và tùy theo hình thức đấu giá.

Như vậy, việc nâng mức tiền đặt trước chưa xử lý triệt để được tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản, mà còn hạn chế số lượng người đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản, nhất là những nhà đầu tư quy mô nhỏ nhưng có tiềm năng. Đồng thời, việc xử lý tình trạng người trúng đấu giá “bỏ cọc” phải được xử lý bằng các hình thức khác chứ không chỉ bằng cách quy định nâng mức tiền đặt trước.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị, cần nghiên cứu tăng mức tiền đặt trước khi người tham gia đấu giá tài sản trả giá cao bất thường trong quá trình diễn ra cuộc đấu giá, nhằm ngăn chặn tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản.

Thảo luận tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, vấn đề tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước đã bàn nhiều, nhất là vụ đấu giá đất mấy tỷ đồng/1m2, nên chăng, phân hóa một số tài sản có giá trị lớn thì tiếp tục rà soát theo hướng tăng số tiền đặt trước để đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức đấu giá.

“Trong luật hiện nay, quy định tối thiểu là 5%, tối đa là 20%, nên chăng, một số tài sản có giá trị lớn, đặc biệt thì tăng thêm, vì anh nào cũng muốn đấu giá, nhưng cuối cùng đấu xong rồi bỏ đấy”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Xử lý tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Kinh tế phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát một số nội dung như vấn đề lấy lại tiền đặt cọc trong trường hợp người tham gia đấu giá đặt cọc rồi nhưng do thông tin đấu giá thay đổi, không muốn tham gia nữa thì lấy lại tiền đặt cọc như thế nào? Ngoài ra, khi đấu giá không thành công, thì việc tổ chức đấu giá lại, giảm giá các lần như thế nào, cũng cần phải có quy định và có khung như thế nào để Chính phủ quy định sau này…

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Ủy ban Kinh tế, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan hữu quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 để chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định về tài sản đấu giá để đảm bảo bao quát hết các loại tài sản thực hiện đấu giá, tránh vướng mắc trong thực tiễn.

Hoàn thiện các quy định về hành vi bị cấm, các chế tài, tiền đặt trước, xử lý tiền đặt trước để khắc phục việc thao túng các cuộc đấu giá nhằm trục lợi, trả giá cao để trúng đấu giá, sau đó bỏ tiền đặt cọc, không nộp tiền. Minh bạch về công bố thông tin, về người và tài sản đấu giá, địa điểm đấu giá và các trường hợp đặc biệt, các trường hợp lấy lại tiền đặt cọc sau khi đã thay đổi các thông tin về đấu giá…

Phương Thảo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm