--> -->
Dòng sự kiện:

Bắt giữ và khởi tố hơn 700 đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại trong năm 2022

24/02/2023 14:30

Chia sẻ
Năm 2022, các lực lượng chức năng trên toàn quốc đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 139.758 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong đó, bắt giữ và khởi tố hơn 600 vụ với hơn 700 đối tượng vi phạm.
Hà Nội: Khởi tố hơn 3.000 vụ gian lận thương mại, thu nộp ngân sách hơn 560 tỷ đồng Hà Nội kiện toàn Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Không để hàng giả, hàng lậu lộng hành

Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 do Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia vừa tổ chức, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Lê Thanh Hải cho biết, năm 2022, lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý 139.758 vụ việc vi phạm (tăng 1,17% so với cùng kỳ năm 2021).

Trong đó, phát hiện, bắt giữ 11.945 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu (giảm 17,75% so với cùng kỳ năm 2021); 124.121 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (tăng 2,36% so với cùng kỳ năm 2021); 3.692 vụ sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (tăng 56,51% so với cùng kỳ năm 2021); thu nộp ngân sách nhà nước 12.829 tỷ đồng (giảm 29,92% so với cùng kỳ năm 2021); khởi tố hình sự 642 vụ (giảm 68,96% so với cùng kỳ năm 2021), 720 đối tượng (giảm 73,86% so với cùng kỳ năm 2021).

Bắt giữ và khởi tố hơn 700 đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại trong năm 2022
Lực lượng chức năng bắt giữ và khởi tố hơn 700 đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại trong năm 2022. (Ảnh: Quyên Lưu)

Tuy nhiên, theo ông Hải, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi trên các tuyến biên giới đất liền, tuyến cảng biển, các vùng biển, tuyến hàng không,… Cùng với đó việc sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hết hạn sử dụng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại diễn ra trên hầu hết các địa bàn trong cả nước.

Cụ thể, trên tuyến biên giới Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn biến phức tạp. Các đối tượng lợi dụng việc đi lại qua các đường mòn, lối mở, kênh rạch, sông, suối biên giới thuận tiện để buôn lậu, gian lận thương mại, mua bán, vận chuyển trái phép ma túy, pháo nổ, thuốc lá điếu, đường cát, vàng, ngoại tệ, hàng gia dụng... từ nước ngoài vào Việt Nam.

Tại các cảng biển, lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước và thực tế hoạt động xuất nhập hàng hóa qua các cảng biển có lưu lượng rất lớn, các đối tượng thành lập các doanh nghiệp, không khai báo hải quan hoặc khai báo gian dối về số lượng, giá trị, chủng loại, xuất xứ,… để trốn thuế, xuất lậu, nhập lậu hàng hóa có điều kiện, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Địa bàn trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là khu vực các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh.

Tại các vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng cấm như ma túy, vật liệu nổ, thuốc lá điếu, vận chuyển trái phép các loại hàng hóa như xăng, dầu, than, khoáng sản, hàng điện tử, điện lạnh, thực phẩm, hàng đông lạnh,… diễn biến phức tạp. Các đối tượng thường hoán cải phương tiện khai thác, đánh bắt hải sản, sử dụng trang thiết bị hiện đại, đổi tên, số hiệu phương tiện, lợi dụng đường phân định, vùng biển giáp ranh để mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển.

Cũng trong năm 2022, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng hóa khác qua đường hàng không có chiều hướng tăng cả về quy mô và số lượng. Các đối tượng lợi dụng hoạt động chuyển phát nhanh, dịch vụ bưu chính qua các tuyến hàng không để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm như ma túy, sản phẩm động vật hoang dã, ngoại tệ, xì gà, điện thoại, vật tư y tế, thuốc tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Năm 2023, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh, thành phố chủ động nắm chắc, dự báo sát, đúng tình hình; xác định tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm, mặt hàng, hoạt động nổi lên; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động; đề ra các giải pháp phù hợp nhằm đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, địa bàn phụ trách, quản lý.

Đề cao và gắn trách nhiệm người đứng đầu các ngành, lực lượng chức năng, đơn vị, địa phương các cấp với kết quả công tác; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ nhằm phòng ngừa tiêu cực, kịp thời phát hiện, ngặn chặn, xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm kỷ luật, pháp luật, tham gia hoặc tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả,…

Tuấn Minh

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm