--> -->
Dòng sự kiện:

Biến mục tiêu “thành phố thông minh” thành hiện thực

30/01/2021 14:03

Chia sẻ
Thành phố thông minh - chính quyền đô thị là một trong các trụ cột nhằm đưa Hà Nội phát triển xứng tầm khu vực. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thanh Liêm - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội.
Đặt mục tiêu cải thiện hình ảnh công nghệ thông tin của Thủ đô Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội ký kết chương trình phối hợp với Cục Báo chí
Biến mục tiêu “thành phố thông minh” thành hiện thực
Đồng chí Nguyễn Thanh Liêm - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội.

PV: Thưa đồng chí, được biết Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội là đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng Đề án “Xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Xin ông cho biết ngắn gọn xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh là như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Thanh Liêm: Theo dự thảo Đề án “Xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Hà Nội xác định việc xây dựng thành phố thông minh là một phương thức xây dựng và quản lý đô thị đồng bộ, hiện đại chứ không phải chỉ là một tập hợp các ứng dụng thông minh nhỏ lẻ, rời rạc. Hà Nội phấn đấu tiến lên nhóm dẫn đầu Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN, đi đầu cả nước trong cả nỗ lực và phương pháp xây dựng thành phố thông minh.

Cũng trong dự thảo Đề án, chúng tôi đặt ra mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Thành phố sẽ hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến xây dựng và quản lý thành phố thông minh; cập nhật đầy đủ các yếu tố thông minh vào trong toàn bộ các bản quy hoạch xây dựng của Thành phố.

Xây dựng xong nền tảng hạ tầng thông tin (hay còn gọi là hạ tầng số), từng bước thông minh hóa các hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng theo mức độ ưu tiên, đảm bảo kết nối an toàn, tin cậy, thông suốt các thành tố chính của thành phố thông minh; đào tạo và tuyển dụng đủ nhân lực cần thiết và có các tổ chức phù hợp để xây dựng và vận hành thành phố thông minh.

Đến năm 2030, Hà Nội sẽ nằm trong nhóm dẫn đầu ASEAN về thành phố thông minh, các ứng dụng thông minh được triển khai ứng rộng khắp, hạ tầng thông tin thế hệ mới hiện đại, hiệu quả, an toàn được hoàn thiện và vận hành thông suốt. Các hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng kinh tế xã hội được thông minh hóa ở mức cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cư dân Thành phố. Thành phố có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao đủ đáp ứng các nhu cầu phát triển thành phố thông minh trong thời đại mới.

PV: Cụ thể, khi thực hiện Đề án thì người dân sẽ được hưởng lợi gì, hiệu quả trong việc quản lý đô thị sẽ ra sao?

Đồng chí Nguyễn Thanh Liêm: Một trong những nguyên tắc xây dựng thành phố Hà Nội thông minh chúng tôi nêu ra trong Dự thảo Đề án là lấy con người là trung tâm, cả theo nghĩa “Mọi thứ nhằm phục vụ cư dân Thủ đô” cũng như “Cư dân Thủ đô là chủ thể chính xây dựng và vận hành Hà Nội thông minh”. Vì vậy, thành phố Hà Nội thông minh là mục tiêu chúng ta hướng tới. Một hệ thống chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số trên nền tảng một hạ tầng thông tin dùng chung sẽ giúp chính quyền Thành phố hoạt động, quản lý hiệu quả hơn, ra các quyết định chính xác, khách quan dựa trên dữ liệu.

Mục tiêu của Đề án là mang lại lợi ích lớn nhất cho người dân thành phố. Tất cả các cấu phần trong Đề án từ giao thông thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh, môi trường thông minh, kinh tế thông minh... đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong điều kiện nguồn lực còn nhiều hạn chế của Thành phố.

Biến mục tiêu “thành phố thông minh” thành hiện thực
Mô hình kiến trúc thành phố Hà Nội thông minh.

PV: Chuyển đổi số, hạ tầng số là nền tảng quan trọng của thành phố thông minh, đặt ra không ít thách thức cho cơ quan quản lý, thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội sẽ có những giải pháp tháo gỡ khó khăn này ra sao?

Đồng chí Nguyễn Thanh Liêm: Trong Đề án, chúng tôi đã đề xuất Mô hình kiến trúc thành phố Hà Nội thông minh. Mô hình này là sản phẩm của Đề án “Xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và đã được in trong Cuốn “Hỏi đáp về chuyển đổi số” do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phát hành tháng 10/2020.

Như chúng ta thấy, với mô hình này thì Hạ tầng thông tin đô thị thông minh là một cấu phần rất quan trọng. Hạ tầng thông tin đô thị thông minh (hay còn gọi là hạ tầng số) có một vị trí đặc biệt trong kiến trúc tổng thể của một thành phố thông minh.

Nếu so sánh một cách tương đối, Hạ tầng kỹ thuật của một đô thị với cơ thể con người, có thể thấy, hạ tầng giao thông có chức năng tương tự như hệ vận động, hạ tầng năng lượng như hệ tuần hoàn, hạ tầng cấp thoát nước như hệ tiêu hóa… thì Hạ tầng thông tin sẽ có chức năng như hệ thần kinh của con người, kết nối các thực thể trong thành phố, thu thập, tích lũy và xử lý dữ liệu các dữ liệu phát sinh trong đời sống đô thị hàng ngày hàng giờ, đảm bảo thành phố vận hành một cách hiệu quả, ứng phó một cách phù hợp với các vấn đề phát sinh liên tục, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin chất lượng cao, nhằm đối phó với các thách thức dài hạn hơn.

Bản thân việc xây dựng Hạ tầng kinh tế xã hội thông minh và Hạ tầng kỹ thuật đô thị thông minh, việc quy hoạch và quản lý xây dựng thông minh cũng như tổ chức cộng đồng thông minh đòi hỏi phải có một Hạ tầng thông tin mạnh và an toàn. Chính vì vậy, có thể coi Hạ tầng thông tin như là “hạ tầng của hạ tầng” trong việc xây dựng thành phố Hà Nội thông minh.

Trong thời gian tới, Thành phố sẽ tập trung hoàn thiện, phát triển Hạ tầng thông tin đô thị thông minh (hay còn gọi là hạ tầng số) sử dụng các công nghệ số mới nhất đáp ứng các yêu cầu xây dựng thành phố Hà Nội thông minh như: Phát triển hạ tầng truyền dẫn đáp ứng nhu cầu triển khai Chính quyền số của Thành phố, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của Thành phố, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số; hình thành Trung tâm điều hành thông minh của thành phố Hà Nội…

Bên cạnh đó là phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Thành phố (LGSP) kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi, chuyên ngành của Thành phố và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan bên ngoài; phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT) phục vụ các ứng dụng nghiệp vụ, chuyên ngành trong triển khai Chính quyền số gắn kết với phát triển Thành phố thông minh…

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

Khánh Vy (thực hiện)

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm