--> -->
Dòng sự kiện:

Bộ Tư pháp thông tin về vấn đề bỏ cọc sau khi trúng đấu giá biển đẹp

19/10/2023 19:43

Chia sẻ
Tại cuộc họp báo của Bộ Tư pháp chiều 19/10, Bà Đặng Kim Hoa - Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp đã trả lời báo chí về vấn đề người tham gia đấu giá bỏ cọc sau khi trúng đấu giá biển số xe ô tô mới đây.
Bộ Tư pháp: Chú trọng khâu tiếp nhận hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp, tránh quá tải Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ siết chặt một số quy định để giảm thông đồng, dìm giá Thu hồi được 20.405 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Ngày 15/9, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam đã tổ chức đấu giá biển số xe ô tô với 11 “biển đẹp” và tổng số tiền được khách hàng trả giá là hơn 82 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi trúng đấu giá, có 6 biển số được trả giá tiền tỷ đã không được khách hàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong thời gian quy định. Do đó, kết quả trúng đấu giá này đã bị hủy, 6 biển số tiếp tục được đưa ra đấu giá lại…

Bà Đặng Kim Hoa cho rằng, bản chất hoạt động đấu giá là tối đa giá trị tài sản, về nguyên tắc nếu tài sản được trả giá càng cao thì càng được coi là đấu giá thành công. Về việc đấu giá biển số xe ô tô, đã có Nghị quyết 73 của Quốc hội, trong đó đã quy định tiền đặt trước khi tham gia đấu giá bằng giá khởi điểm là 40 triệu đồng, mức tiền đặt trước cũng tương đối cao để hạn chế bỏ cọc.

Bộ Tư pháp thông tin về vấn đề bỏ cọc sau khi trúng đấu giá biển đẹp
Bà Đặng Kim Hoa - Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp trả lời báo chí. Ảnh: Trần Vương

Để hạn chế bỏ cọc, Luật Đấu giá tài sản đã có chế tài ràng buộc trách nhiệm của người tham gia đấu giá như không được nhận lại khoản tiền đặt trước hay bị truất quyền tham gia đấu giá nếu vi phạm nghĩa vụ của người tham gia, hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính…

Nghị quyết 73 của Quốc hội cũng quy định số tiền đặt trước sẽ không được hoàn trả lại nếu không nộp đủ tiền đấu giá, số tiền đặt trước này sẽ đưa vào ngân sách, còn biển số xe đã trúng đấu giá đó sẽ tiếp tục được đưa ra đấu giá. “Như vậy, pháp luật đã quy định chế tài tương đối nghiêm khắc, đầy đủ”, bà Hoa nói.

Thời gian tới, Bộ Tư pháp đang nghiên cứu sửa đổi Luật Đấu giá tài sản, sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp tháng 10 tới. Trong đó, sẽ sửa đổi các nội dung nhằm tăng vai trò trách nhiệm của người tham gia đấu giá, người có tài sản đấu giá, và các cơ quan tổ chức liên quan để các cuộc đấu giá được tổ chức công khai, minh bạch, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Cũng tại cuộc họp, liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Bất động sản Nhật Nam, bà Đặng Kim Hoa cho biết, ngoài tỉnh Lâm Đồng, Bộ Tư pháp đã nhận được văn bản trao đổi của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đề nghị ngăn chặn một số giao dịch.

Cục Bổ trợ tư pháp đã có công văn đề nghị các Sở Tư pháp các địa phương chỉ đạo các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thực hiện rà soát các Cơ sở dữ liệu công chứng tại các địa phương để có phản hồi cho Cơ quan điều tra, phối hợp với Cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn các giao dịch.

H.L

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm