--> -->
Dòng sự kiện:

Cận cảnh mô hình nuôi cá hồi trên núi của người H’Mông tại thị xã Sa Pa

14/08/2020 11:24

Chia sẻ
Những năm gần đây, mô hình nuôi cá hồi tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai ngày càng được nhân rộng. Không giống các loài cá khác, cá hồi chỉ sống trong môi trường nước động, nguồn nước luôn ở nhiệt độ thấp. Nắm bắt được đặc tính của loài cá này, người dân nơi đây đã tận dụng thế mạnh khí hậu và nguồn nước tự nhiên để nuôi cá hồi ngay giữa lưng chừng đồi.
Chuyện những người miền xuôi lên núi làm kinh tế
Thăm vườn dâu tây Sa Pa giá bán gần nửa triệu đồng một cân
Theo chân người Dao Sa Pa trèo đồi thu hoạch su su

Không chỉ nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên kì vĩ và khí hậu quanh năm mát mẻ, Sa Pa còn được biết đến qua món cá hồi đặc sản mà du khách khi tới Sa Pa ai cũng phải thưởng thức một lần. Cá hồi được bán ở các nhà hàng ở đây không phải cá hồi đông lạnh nhập từ nước ngoài về mà là cá hồi tươi sống được chính người dân địa phương nuôi lớn.

can canh mo hinh nuoi ca hoi tren nui cua nguoi hmong tai thi xa sa pa
Mô hình nuôi cá hồi của gia đình anh Châu A Chư ( xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa).

Hiện, hình thức nuôi cá hồi được áp dụng tại các cơ sở ở Sa Pa là trứng cá đã thụ tinh nhân tạo từ châu Âu. Sau khi trứng được nhập về sẽ được nuôi thả trong môi trường nước lạnh khoảng 1,5 - 2 tháng. Sau khi trứng nở thành cá con, cá con sẽ được ươm giống cho đến khi đạt khoảng 30 gram thì chuyển ra hồ nuôi thương phẩm.

Để tìm hiểu sâu hơn về mô hình nuôi cá hồi của người dân nơi đây, chúng tôi tìm tới 1 gia đình nuôi cá hồi tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa. Gia đình chúng tôi ghé thăm là gia đình anh Châu A Chư. Để tới được trang trại nuôi cá hồi của gia đình anh Chư, chúng tôi phải vượt qua núi đá cheo leo khá hiểm trở. Bể nuôi cá hồi của gia đình anh được thiết kế giữa lưng chừng đồi, phía trên là căn nhà gỗ nhỏ - nơi sinh sống của vợ chồng anh Chư cùng 2 con nhỏ.

Bên bếp lửa đang bập bùng, anh Chư rót tách trà nóng mời chúng tôi. Anh Chư cho biết, trước đây, do chưa có công việc ổn định nên anh thường đi làm thuê khắp nơi để có tiền trang trải cuộc sống gia đình. Công việc bôn ba vất vả không được gần vợ con nên một năm trước, anh đã bàn với vợ về xã Ngũ Chỉ Sơn để ổn định kinh tế gia đình từ loài cá hồi tiềm năng.

Do gia đình vợ đã nuôi cá hồi nhiều năm trước nên anh không quá lo lắng về kĩ thuật chăm sóc, điều anh lo lắng là làm thế nào để có vốn mua cá và xây dựng bể cá. Anh Chư kể, khó khăn nhất với anh trong những ngày đầu bắt tay vào việc nuôi cá hồi có lẽ là vốn mua giống và thức ăn cho cá. Do vậy, để tiết kiệm chi phí, toàn bộ bể nuôi đều do anh tự đào, mỗi bể có chiều dài chừng hơn 5m, chiều rộng 3m chiều sâu chừng 1m; phía đáy bể được lót một lớp bạt để nước không bị thấm nước.

can canh mo hinh nuoi ca hoi tren nui cua nguoi hmong tai thi xa sa pa 1
Cá hồi được nuôi trong môi trường nước lạnh và luôn có dòng chảy động trong bể.

Từ khi bắt đầu nuôi cá, vợ chồng anh cũng ít về nhà bố mẹ ở xã Trung Trải vì phải tập trung chăm sóc cá, ngày nào anh cũng phải dậy thật sớm để cho cá ăn, quan sát sự phát triển của đàn cá. Do toàn bộ vốn đã đổ vào đây nên anh không dám lơi là.

Có lẽ, điều quan trọng mà hầu hết gia đình nào ở đây nuôi cá hồi cũng phải nắm được là luôn đảm bảo có dòng nước động chảy trong bể. Nước để nuôi cá hồi phải là nguồn nước lạnh và sạch. Môi trường sinh trưởng của cá cần có dòng nước chảy, do vậy, các bể nuôi thường được đặt ở gần đầu nguồn của những con suối. Người nuôi sẽ sử dụng ống dẫn nước từ đầu nguồn về qua hệ thống bể lọc trước khi vào bể.

Hiện tại, gia đình anh Chư đang nuôi khoảng 1.500 con cá hồi. Với mỗi loại cá, tùy vào trọng lượng cơ thể mà chế độ ăn và chế độ chăm sóc cũng có sự khác biệt, người nuôi phải thường xuyên quan sát để phát hiện những bệnh lạ xuất hiện và có giải pháp khắc phục kịp thời.

Theo anh Chư, để có một con cá hồi trưởng thành xuất đi các nhà hàng, bán cho khách du lịch, người nuôi phải mất hơn 1 năm, cá hồi trưởng thành thường đạt cân nặng từ 1 - 1,5 kg, to nhất khoảng hơn 2 kg. Do điều kiện khí hậu thuận lợi nên hầu hết người dân đều lựa chọn nuôi cá hồi, cá tầm để phát triển kinh tế. Hiện tại, anh Chư đang có 3 bể nuôi cá hồi, trong đó có 1 bể nuôi cá giống, 2 bể nuôi cá thịt.

Cá hồi Sa Pa được nuôi trong điều kiện hoàn toàn sạch nên đây được coi là đặc sản riêng có, hầu hết cá hồi của người dân tại đây đều được các nhà hàng trong thị trấn đặt trước. Tuy nhiên, từ sau Tết các nhà hàng dừng thu mua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người dân rơi vào tình trạng lao đao, một lượng lớn cá hồi đã phải bán tại chợ và bán lẻ cho thương lái, nhất là trong giai đoạn Sa Pa ngừng đón khách du lịch từ ngày 18/3 – 31/3, giá cá hồi thời điểm này chỉ được bán ra với giá 150 nghìn đồng/kg.

Mặc dù gặp phải khó khăn do dịch bệnh, thế nhưng không thể phủ nhận việc nuôi cá hồi tại Sa Pa đã đưa lại cuộc sống ổn định cho người dân. Sắp tới, khi dịch bệnh ổn định, anh Chư dự định sẽ mở thêm bể nuôi cá hồi, nếu nguồn nước thuận lợi, anh sẽ cố gắng vay mượn để xây bể kiên cố, từ đó ổn định kinh tế lâu dài cho gia đình.

Lương Hằng

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm