--> -->
Dòng sự kiện:

Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới

28/01/2021 11:42

Chia sẻ
Theo Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường, một trong những kết quả nổi bật về phòng, chống tham nhũng nhiệm kỳ qua chính là vấn đề xử lý cán bộ vi phạm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn cần có cơ chế để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới vì lợi ích chung.
Vui mừng vì Nhân dân được đưa vào vị trí trung tâm của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục thảo luận về các dự thảo Văn kiện Người dân tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bên lề Phiên thảo luận về dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương đã chia sẻ với báo chí về công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua.

Cần  có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới
Đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương

Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường khẳng định, từ năm 2013 đến nay, đặc biệt là từ nhiệm kỳ khóa XII, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và trực tiếp là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, công tác phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh toàn diện trong tất cả các lĩnh vực, từ xây dựng các văn bản, quy chế đến tổ chức các đoàn thẩm tra, đánh giá công tác phòng chống tham nhũng, nhờ đó đã góp phần ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn này.

Cũng theo Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tại hội nghị tổng kết công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng ngày 12/12/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, phòng chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Phòng chống tham nhũng ở cả 3 cấp độ: Cấp độ 1 là Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo, đôn đốc; Cấp độ 2 là Ban Nội chính Trung ương chỉ đạo; Cấp độ 3 là các vụ án, vụ việc được giao cho Ban Thường vụ các tỉnh ủy giải quyết. Theo đó, tổng kết 8 năm công tác phòng chống tham nhũng, nhiều kết quả đã được ghi nhận.

Dù vậy, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường nhấn mạnh, để phòng chống tham nhũng tốt hơn nữa, với kinh nghiệm trong nước và các quốc gia trên thế giới, muốn chống tham nhũng thì phải xử lý mạnh mẽ và “không vùng cấm”. Thứ hai là hạn chế kẽ hở bằng thể chế. Ba là nâng cao thu nhập chính đáng cho công chức, đặc biệt các lĩnh vực liên quan có thể xảy ra tham nhũng. “Phải cố gắng tránh trường hợp vì khó khăn khiến con người tham nhũng”, đồng chí Trần Quốc Cường nhấn mạnh.

Phòng chống tham nhũng được quan tâm và được nhấn mạnh trong văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Theo đồng chí Trần Quốc Cường, các giải pháp đã được Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương chỉ đạo, trong đó, Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực phối hợp với các ngành Công an, Quốc phòng, Viện Kiểm sát, Bộ Tư pháp để cùng nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế phòng chống tham nhũng.

Theo Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, yếu tố thứ hai là phải có đội ngũ cán bộ liêm chính phụng sự cho công tác phòng chống tham nhũng. Yếu tố thứ 3 là việc lan toả tuyên truyền rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân. Tại Việt Nam và ở nhiều nước trên thế giới, đã có giáo dục ngay từ lứa tuổi mầm non để trẻ không có lòng tham. Yếu tố thứ 4 là cần có cơ quan lãnh đạo và người đứng đầu. Như giai đoạn vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng là một trong những biểu tượng, tấm gương sáng của người lãnh đạo trong công tác phòng chống tham nhũng. “Công tác phòng chống tham nhũng phải được sự đồng lòng của toàn dân, và cả hệ thống chính trị”, đồng chí Trần Quốc Cường nhấn mạnh.

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương cho biết, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã có một Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để bảo vệ những người tố cáo nhằm phát hiện tham nhũng. Các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng nghiên cứu triển khai.

Những kết quả nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó có xử lý cán bộ vi phạm là điều có thể khẳng định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn cần cơ chế để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới vì lợi ích chung. Đây cũng là vấn đề được cấp có thẩm quyền chỉ đạo nghiên cứu để ban hành. “Quy định về bảo vệ người dám nghĩ, dám làm đã được Ban Nội chính Trung ương lấy ý kiến rất rộng, rất nhiều lần. Tôi cho rằng, trong Đại hội Đảng lần này sẽ có nhiều đại biểu đặt vấn đề để cố gắng sớm đưa ra những cơ chế đó”, đồng chí Trần Quốc Cường nói.

Hoàng Phúc (ghi)

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Xem thêm