--> -->
Dòng sự kiện:

Chợ cóc, hàng rong đua nhau "tái xuất" sau nới lỏng giãn cách

19/10/2021 15:37

Chia sẻ
Sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, mặc dù thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện, thị xã kiểm soát chặt, không để phát sinh chợ cóc, chợ tạm, hàng rong trên địa bàn, tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng này đang "tái xuất", tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất mỹ quan đô thị cũng như an toàn phòng, chống dịch.
Đảm bảo an ninh trật tự, xử lý nghiêm chợ cóc, chợ tạm sau nới lỏng giãn cách Xử lý nghiêm tình trạng chợ cóc, chợ tự phát Quyết tâm xóa bỏ chợ “cóc”, chợ tạm
Chợ cóc, hàng rong đua nhau
Sau một thời gian dài cả Thành phố "căng mình" chống dịch, đến ngày 21/9, Hà Nội đã thực hiện nới lỏng giãn cách và cho phép một số loại hình kinh doanh, dịch vụ được mở cửa trở lại. Tuy nhiên, trong đó, Thành phố vẫn chưa cho phép các quán bia hơi, trà đá vỉa hè... được hoạt động, đồng thời yêu cầu các địa phương phải quản lý chặt chẽ, không để chợ cóc, chợ tạm "tái xuất". Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên trong ngày 19/10 tại nhiều tuyến phố thuộc các quận Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng... cho thấy, tình trạng chợ cóc, chợ tạm đang xuất hiện ngày càng nhiều, tiềm ẩn nguy cơ gây mất trật tự an toàn giao thông.
Chợ cóc, hàng rong đua nhau
Dọc phố Giáp Nhất (phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân) xuất hiện nhiều xe hàng rong bán hoa quả, thậm chí có những đoạn đường, người dân còn vô tư bày bán các lại hải sản, rau củ... giữa lòng đường. Tại đây, kẻ bán người mua tấp nập, nhiều người vô tư chuyện trò, mua bán, không quan tâm đến việc phải giãn cách, đeo khẩu trang đúng quy định...
Chợ cóc, hàng rong đua nhau
Tình trạng hàng rong lấn chiếm vỉa hè, lòng đường cũng diễn ra tại phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy). Cụ thể, xung quanh khu vực chùa Ngọc Quán luôn dày đặc hàng rong, cảnh tượng mua bán tấp nập không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn làm mất đi vẻ tôn nghiêm của ngôi chùa.
Chợ cóc, hàng rong đua nhau
Thậm chí, phía trong chùa còn có rất nhiều người tới thắp hương, lễ bái và thoải mái ngồi uống trà đá, chuyện trò, không đảm bảo khoảng cách an toàn.
Chợ cóc, hàng rong đua nhau
Mặc dù trời mưa nhưng một hàng thịt chó vẫn được bày bán ngay cạnh bốt điện. Cạnh đó là những lồng gà, lồng vịt tràn ra lòng đường khiến ai đi qua cũng phải ngán ngẩm.
Chợ cóc, hàng rong đua nhau
Tương tự, tại ngõ Văn Chương (thuộc phường Khâm Thiên và Văn Chương, quận Đống Đa), tình trạng người bán hoa quả, hàng rong, thực phẩm, quán ăn lấn chiếm vỉa hè lòng đường làm nơi buôn bán diễn ra phổ biến. Đáng lo là cả người bán lẫn người mua đều không đảm bảo việc giãn cách phòng dịch theo quy định.
Chợ cóc, hàng rong đua nhau
Có những người sau khi mua đồ còn tranh thủ nán lại để "buôn" chuyện với người bán hàng. Theo họ, những sạp hàng hoa quả hay quần áo bán dọc đường đã là nơi mua hàng quen thuộc của họ. Các sạp hàng này cũng đã sớm xuất hiện sau khi Thành phố cho phép nới lỏng giãn cách.
Chợ cóc, hàng rong đua nhau
Các quán trà đá vỉa hè cũng đã xuất hiện trên tuyến đường Hoàng Cầu (quận Đống Đa), ngay gần với trụ sở Ủy ban nhân dân quận.
Chợ cóc, hàng rong đua nhau
Từ lâu, khu vực xung quanh Trường Tiểu học Văn Chương (quận Đống Đa) đã trở thành nơi bán hàng quen thuộc của các xe bán cây cảnh, hoa quả. Theo một số người dân sinh sống tại đây, tình trạng trên diễn ra chỉ ít ngày sau khi thành phố Hà Nội tiến hành nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. “Thời gian đầu, khi lực lượng chức năng thường xuyên tiến hành kiểm tra, nhắc nhở… tình trạng trên có phần giảm đi. Nhưng khi lực lượng chức năng nơi lỏng một chút, vi phạm tái diễn nhiều" - một người dân cho hay.
Chợ cóc, hàng rong đua nhau tái xuất sau nới lỏng giãn cách
Có thể nói, sau khi từng bước đẩy lùi dịch bệnh, việc thành phố Hà Nội tiến hành nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, cho phép một số loại hình kinh doanh hoạt động trở lại là hết sức cần thiết nhằm phục hồi nền kinh tế, hạn chế mức độ ảnh hưởng đối với người dân. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh dịch Covid-19 vẫn có diễn biến phức tạp, nguy cơ tái bùng phát bất cứ lúc nào thì chính quyền các địa phương cần kiên quyết, quyết liệt hơn nữa trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm, đặc biệt đối với các chợ cóc, chợ tạm… Bởi việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại khu vực kinh doanh này còn bộc lộ bất cập. Việc thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm của các lực lượng chức năng sẽ góp phần đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị, cũng như góp phần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Lê Thắm

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/5 đến ngày 16/5), toàn Thành phố ghi nhận 181 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện; số mắc giảm 8 ca so với tuần trước.

Người thợ điện yêu nghề và những sáng kiến mang lại hiệu quả sản xuất

Trong những dây chuyền sản xuất lớn, nơi âm thanh của máy móc hòa lẫn với nhịp sống công nghiệp hối hả, có những người công nhân thầm lặng đóng góp từng công đoạn nhỏ nhưng thiết yếu để giữ cho cả cỗ máy vận hành trơn tru. Kỹ sư hệ thống điện Lã Văn Giáp (công nhân sửa chữa điện tại Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội - LĐLĐ huyện Sóc Sơn) là một trong những người như thế.

Liên đoàn Lao động huyện Thạch Thất đẩy mạnh học và làm theo Bác

Những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Công đoàn triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động.

Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho con người lao động

Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, quan tâm nhiều hơn đến con của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ), thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã đổi mới hoạt động, xây dựng nhiều chương trình phù hợp với thực tế để con của đoàn viên được hưởng nhiều chính sách tốt hơn.

Thủ tướng chỉ đạo xây cầu Tứ Liên phải xong trong vòng 24 tháng

Sáng 19/5, Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo. Thủ tướng nhấn mạnh, các nhà thầu cần nỗ lực rút ngắn thời gian thi công dự án xuống còn 24 tháng.
Xem thêm