--> -->
Dòng sự kiện:

Đề xuất cân nhắc sửa tuổi bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

19/05/2025 12:50

Chia sẻ
Sáng nay (19/5), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.
Tòa án nhân dân Tối cao yêu cầu thực hiện quy định về nộp lại quà tặng, ngăn "tham nhũng vặt" Đề xuất tăng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

Giới hạn tuổi có thể dẫn tới “bỏ sót” người có đủ tiêu chuẩn, năng lực

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) góp ý về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Tại điểm a khoản 1 Điều 96 của dự thảo luật quy định một trong những điều kiện để được xem xét bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là “Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên”.

Đề xuất mới về tuổi bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị không quy định cứng tuổi bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. (Ảnh: Phạm Đông)

Đại biểu Nga cho rằng việc đưa ra tiêu chuẩn về độ tuổi cứng như vậy là chưa thực sự hợp lý và cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi vì, độ tuổi không thể là thước đo phản ánh năng lực, phẩm chất hay kinh nghiệm.

Hiện nay, trong thực tế có nhiều cán bộ, Thẩm phán trẻ tuổi nhưng rất tài năng, bản lĩnh, kinh nghiệm xét xử phong phú, từng giải quyết nhiều vụ án lớn và đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong quá trình công tác.

Do đó, việc giới hạn tuổi tối thiểu sẽ có thể dẫn tới “bỏ sót” người có đủ tiêu chuẩn, năng lực nhưng tuổi đời chưa đủ theo quy định để bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Vì vậy, đại biểu đề nghị không nên quy định tiêu chuẩn độ tuổi từ 45 tuổi trở lên như dự thảo mà chú trọng đến các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, thời gian công tác, kinh nghiệm xét xử, đạo đức nghề nghiệp để lựa chọn người có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Hoặc nếu vẫn cần có giới hạn về độ tuổi, thì nên bổ sung thêm cơ chế linh hoạt như trường hợp đặc biệt, người dưới 45 tuổi nhưng có đủ điều kiện về năng lực, thành tích nổi bật và được đánh giá xuất sắc trong công tác có thể được xem xét bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Đề nghị bổ sung nhiệm vụ Tòa án cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, thanh tra định kỳ

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) góp ý về mối quan hệ phối hợp, chế tài kiểm tra giữa Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp khu vực (thay cho Tòa án cấp huyện).

Trong đó đã giao quyền xét xử sơ thẩm thông thường cho Toà án khu vực; quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm cho Tòa án cấp tỉnh. Tuy nhiên đại biểu cho rằng cơ chế giám sát, phối hợp kiểm tra giữa hai cấp này chưa được dự thảo quy định rõ. Nếu không làm rõ mối quan hệ và chế tài kiểm tra sẽ dẫn đến quản lý chồng chéo hoặc bỏ ngỏ.

Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình phát biểu. Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình phát biểu. (Ảnh: Phạm Đông)

Nếu Tòa án nhân dân cấp tỉnh không có cơ chế kiểm tra với Tòa án khu vực thì chất lượng xét xử tại cơ sở sẽ bị bỏ ngỏ. Còn nếu kiểm tra thiếu ranh giới rõ ràng thì có thể gây xung đột quyền lực nội bộ, ảnh hưởng tới tính độc lập xét xử.

Mặt khác, việc này cũng gây khó khăn trong điều hành, đào tạo, điều chuyển cán bộ. Tòa án cấp tỉnh hiện đang là đơn vị điều phối nhân sự. Nếu không có cơ chế điều phối giữa hai cấp này thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực và tính thống nhất về chuyên môn.

Cũng theo đại biểu, nếu không có cơ chế về giám sát chéo, không có chế tài kiểm tra rõ ràng sẽ dẫn tới thiếu cơ chế giám sát chất lượng xét xử, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, không kiểm soát được nguy cơ tiêu cực ở cấp xét xử đầu tiên.

Từ đó, đại biểu đề nghị bổ sung nhiệm vụ Tòa án cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất với hoạt động xét xử, giải quyết vụ việc đối với Tòa án khu vực thuộc địa bàn. Báo cáo kết quả kiểm tra, kiến nghị biện pháp xử lý sai phạm lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Đề nghị tăng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Đối với đề xuất tăng số lượng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao từ 13 đến 17 người lên từ 23 đến 27 người, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) cho rằng nếu đề xuất tòa phúc thẩm được xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thay cho hội đồng thẩm phán thì số lượng thẩm phán không cần thiết phải đông như đề xuất trên.

Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng nếu giám đốc thẩm, tái thẩm giao cho hội đồng thẩm phán xét xử, việc đề xuất số lượng tăng 23-27 người là phù hợp.

Đề xuất tăng số lượng thẩm phán nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội.

Theo Tòa án nhân dân tối cao, việc tăng số lượng thẩm phán tòa tối cao lên thành từ 23 đến 27 người là cần thiết.

Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án cấp cao đang phải giải quyết khoảng 11.200 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm/năm; xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm khoảng 1.000 vụ/năm.

H.Phong

Khẳng định vai trò của công tác nữ công trong hoạt động công đoàn

Xác định công tác nữ công là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của tổ chức Công đoàn, các cấp Công đoàn quận Đống Đa đã tập trung triển khai hiệu quả công tác này, góp phần tích cực trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ đoàn viên, người lao động và trẻ em.

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/5 đến ngày 16/5), toàn Thành phố ghi nhận 181 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện; số mắc giảm 8 ca so với tuần trước.

Người thợ điện yêu nghề và những sáng kiến mang lại hiệu quả sản xuất

Trong những dây chuyền sản xuất lớn, nơi âm thanh của máy móc hòa lẫn với nhịp sống công nghiệp hối hả, có những người công nhân thầm lặng đóng góp từng công đoạn nhỏ nhưng thiết yếu để giữ cho cả cỗ máy vận hành trơn tru. Kỹ sư hệ thống điện Lã Văn Giáp (công nhân sửa chữa điện tại Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội - LĐLĐ huyện Sóc Sơn) là một trong những người như thế.

Liên đoàn Lao động huyện Thạch Thất đẩy mạnh học và làm theo Bác

Những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Công đoàn triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động.

Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho con người lao động

Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, quan tâm nhiều hơn đến con của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ), thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã đổi mới hoạt động, xây dựng nhiều chương trình phù hợp với thực tế để con của đoàn viên được hưởng nhiều chính sách tốt hơn.
Xem thêm