--> -->
Dòng sự kiện:

Đại biểu đề nghị bãi bỏ Điều 42 Luật Phòng, chống HIV/AIDS

23/10/2020 15:22

Chia sẻ
Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Trình bày Tờ trình trước Quốc hội, Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đề cập đến kết quả đạt được trong thực hiện Luật, cho thấy, trong 12 năm qua, tình hình dịch HIV/AIDS liên tục thuyên giảm. Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng được khống chế ở mức dưới 0,3%...
Những thách thức nào đặt ra cho Việt Nam? Tiến tới kiểm soát dịch HIV tại Việt Nam Tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây ma túy lớn

Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, sau khi Luật HIV/AIDS 2006 được ban hành, hệ thống chính sách, pháp luật và các hướng dẫn chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS đã được xây dựng đầy đủ, kịp thời. Hệ thống phòng, chống HIV/AIDS các tuyến được kiện toàn. Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được triển khai rộng rãi, đồng bộ và có hiệu quả cao.

Tuy nhiên bên cạnh đó, một số quy định của Luật HIV đã bộc lộ các tồn tại, bất cập dẫn đến việc sửa đổi, bổ sung Luật HIV là cần thiết để bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Nghị quyết 20-NQ/TW.

Đại biểu đề nghị bãi bỏ Điều 42 Luật Phòng, chống HIV/AIDS
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS dựa trên hai chính sách: Bổ sung đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV và bảo đảm quyền được tiếp cập dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của mọi đối tượng.

Trong đó bổ sung nghĩa vụ của người nhiễm HIV phải thông báo tình trạng nhiễm HIV cho người có quan hệ tình dục với mình để phòng lây nhiễm HIV cho người đó; điều chỉnh, bổ sung một số đối tượng được ưu tiên tiếp cận truyền thông về HIV/AIDS; bổ sung trường hợp cơ quan thông tin đại chúng được thu phí truyền thông về HIV/AIDS theo đặt hàng để phù hợp với thực tiễn về tự chủ tài chính hiện nay; mở rộng sự tham gia của người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được triển khai một số dịch vụ HIV/AIDS; giảm độ tuổi được quyền tự nguyện đề nghị xét nghiệm HIV của trẻ em từ đủ 16 tuổi xuống đủ 15 tuổi cho phù hợp với thực tiễn; quy định cụ thể các kỹ thuật xét nghiệm để đáp ứng yêu cầu phát triển kỹ thuật hiện nay. Bổ sung quy định người được xét nghiệm HIV cung cấp thông tin cá nhân để nhận kết quả xét nghiệm khẳng định HIV…

Tán thành với dự thảo Luật Phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời góp ý để dự thảo Luật được hoàn thiện hơn, đại biểu Quốc hội Quốc Khánh – Đoàn đại biểu Hà Nội đề nghị, cần bãi bỏ 14 điều khoản tập trung vào các vấn đề giải thích từ ngữ của người bị nhiềm HIV, đối tượng được ưu tiên tiếp cận truyền thông về HIV; mở rộng sự tham gia của người nhiềm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được triển khai một số dịch vụ HIV/AIDS... Bổ sung biện pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với các trường hợp HIV.

Đại biểu đề nghị bãi bỏ Điều 42 Luật Phòng, chống HIV/AIDS
Đại biểu Quốc hội Quốc Khánh - Đoàn đại biểu Hà Nội phát biểu

Đại biểu đoàn Hà Nội cũng tán thành với hầu hết các vấn đề, quy định mới được sửa đổi, bổ sung lần này bởi tính thống nhất của pháp luật hiện hành và thể hiện tính khả thi cao. Tuy nhiên, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cũng đề nghị Quốc hội cân nhắc, xem xét quy định bãi bỏ Điều 42 áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với người vi phạm hành chính bị nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối, bởi quy định này có thể gây nguy hiểm cho xã hội và sức khỏe cộng đồng. Bởi Điều 42 có thể bị các đối tượng tham nhũng, hoặc những đối tượng phạm tội khác lợi dụng trốn tránh pháp luật.

“Ở đây chúng ta thấy trong thực tiễn có nhiều đối tượng vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự, nhưng khi xử lý lại đưa ra các giấy tờ xác nhận bị tâm thần từ Bệnh viện. Việc bãi bỏ Điều 42 cũng là để tránh việc bị các đối tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật, tránh bị xử lý hình sự. Đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc kỹ”, đại biểu Quốc Khánh đề nghị.

Đỗ Đạt

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm