--> -->
Dòng sự kiện:

Đại biểu Quốc hội đề nghị ngân hàng nới lỏng điều kiện vay

01/11/2023 09:57

Chia sẻ
Trước việc nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cần tiền nhưng không thể hấp thụ vốn dù lãi suất đã giảm, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Quốc hội đề nghị hạ tiêu chuẩn cho vay.
Phải thông tin trung thực về bất động sản trước khi đưa vào kinh doanh Đại biểu Quốc hội: Cần có quy định cấm hành vi làm nhiễu loạn thị trường bất động sản Tiết kiệm chi thường xuyên để tăng lương theo lộ trình

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Đoàn tỉnh Hải Dương) dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tín dụng tăng chậm lại, trong khi nợ xấu gia tăng. Đến 11/10, tín dụng đạt 6,29% so với 2022, thấp hơn trên 4,8% so với cùng kỳ 2022. Nợ xấu nội bảng tới cuối tháng 6 là 3,36%, cao hơn mục tiêu dưới 3%.

Đại biểu Quốc hội đề nghị hạ tiêu chuẩn cho vay
Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu thảo luận

Ông Sơn bày tỏ băn khoăn khi báo cáo của Chính phủ chưa nêu rõ tăng trưởng tín dụng từng lĩnh vực. “Trường hợp tín dụng tập trung lĩnh vực bất động sản sẽ tiềm ẩn nguy cơ tăng nợ xấu, khi nguồn cung bất động sản dư thừa, thị trường đang trầm lắng và niềm tin của người dân vào thị trường này sụt giảm”, đại biểu nói.

Từ thực tế đó, ông Sơn đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước đánh giá lại cơ chế, thủ tục cho vay và cân nhắc nới lỏng điều kiện vay. Nhà chức trách cũng cần đưa ra giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ động lực tăng trưởng và kiểm soát tín dụng với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Tương tự, đại biểu Trần Chí Cường (Đoàn thành phố Đà Nẵng) cũng lo ngại khi tăng trưởng tín dụng đến tháng 9/2023 chỉ đạt 5,91% so với cuối năm 2022; nhích lên 6,9% vào cuối tháng 9, rồi lại giảm về 6,29% vào 11/10. Dữ liệu này cho thấy, kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ, dù Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh lãi suất điều hành.

Ông Cường nhìn nhận: “Sản xuất, kinh doanh đang đối mặt với nhiều khó khăn, và hấp thụ vốn của doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại. Cơ chế cho vay phức tạp, làm giảm sức hấp dẫn của việc vay vốn. Thị trường vốn, thị trường cổ phiếu có dấu hiệu không ổn định”.

Đại biểu Quốc hội đề nghị hạ tiêu chuẩn cho vay
Đại biểu Trần Chí Cường phát biểu thảo luận

Đại biểu Dương Văn Phước (Đoàn tỉnh Quảng Nam) cũng phản ánh thực trạng doanh nghiệp kinh doanh khó khăn tiếp cận vốn, gánh nặng thuế và giá cả biến động.

Theo ông Phước, rào cản lớn trong tiếp cận vốn vay là ngân hàng không chấp nhận hàng tồn kho là tài sản đảm bảo, trong khi doanh nghiệp ghi nhận doanh thu, đơn hàng giảm. Vì thế, hầu hết doanh nghiệp chỉ tiếp cận khoản vay ngắn hạn, còn điều kiện vay trung, dài hạn ngặt nghèo, thủ tục phức tạp.

Trong khi đó, chính sách thuế lại chưa đồng hành, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Ông Phước nêu ví dụ, tại Quảng Nam, một doanh nghiệp kinh doanh sân golf, diện tích hơn 60 ha, doanh thu mỗi năm khoảng 100 tỷ đồng, nhưng số thuế phải đóng tới 45 tỷ đồng. Doanh nghiệp gặp khó khăn, kiến nghị nhiều lần vì cách tính thuế bất cập.

“Cách tính hiện nay khi áp thuế là áp ngay cả tuyến đường chính và diện tích 60 ha, nên doanh nghiệp không chịu đựng nổi”, đại biểu Dương Văn Phước cho biết và đề nghị Chính phủ quan tâm tới khó khăn của doanh nghiệp để có chính sách hỗ trợ kịp thời, thiết thực.

Đại biểu Quốc hội đề nghị hạ tiêu chuẩn cho vay
Đại biểu Dương Văn Phước phát biểu thảo luận

Bối cảnh kinh tế, doanh nghiệp thiếu tiền nhưng khó hấp thụ vốn, ông Phước cho rằng cần thiết kế gói tín dụng cho sản xuất kinh doanh, khơi thông vốn ngân hàng, hạ lãi suất, nới lỏng điều kiện cho vay vốn.

“Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo ngân hàng thương mại sớm hạ tiêu chuẩn đánh giá lịch sử trả nợ, cơ cấu khoản nợ và giữ nguyên nhóm nợ với khách hàng bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19 để doanh nghiệp có thêm thời gian phục hồi”, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị.

Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội ghi nhận nỗ lực điều hành của Chính phủ trong bối cảnh “khó cả bên trong, bên ngoài”. Theo đó, kinh tế 2023 phục hồi tích cực, bội chi, nợ công trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, các đại biểu lo ngại 3 động lực tăng trưởng chính, gồm xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng đang suy giảm.

Theo số liệu của Chính phủ, giải ngân đầu tư công tới hết tháng 9 đạt gần 51,4% cải thiện nhưng chưa đạt kỳ vọng. Ủy ban Tài chính ngân sách khi thẩm tra dữ liệu này đánh giá tỷ lệ giải ngân đầu tư công 9 tháng đầu năm cải thiện so với các năm trước, cao hơn 110.000 tỷ đồng so với cùng kỳ 2022 về số tuyệt đối.

Đại biểu Quốc hội đề nghị hạ tiêu chuẩn cho vay
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư công của một số bộ, ngành, địa phương chậm và khó giải ngân hết. Chẳng hạn, 42 bộ, cơ quan trung ương và 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng khi đầu tư công chưa nhiều đột phá, đầu tư nước ngoài tăng thấp (3,9% trong 9 tháng), đầu tư tư nhân là trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, nhưng khu vực này chỉ bằng 1/6 so với 2019, với mức tăng 2,3%. Trong khi đó, tiêu dùng trong nước phục hồi nhưng chưa vững chắc và xu hướng chậm lại, như quý I tăng 13,9% và giảm về 7,3% vào quý III. Cùng đó, xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt hơn 466 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ. Dự báo xuất khẩu năm nay tăng trưởng âm, lần đầu từ năm 2019.

Bày tỏ lo lắng với những chỉ số này, ông Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị Chính phủ có lộ trình giải pháp cụ thể hơn trên cơ sở xem xét tình hình khó khăn thực tế. Đầu tư công là vốn mồi cho nền kinh tế, nên cần giải pháp để “bung” nguồn lực này mạnh mẽ hơn, giúp tăng tổng cầu kinh tế, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng. Cùng đó, ông lưu ý, để vốn đầu tư công giải ngân nhanh hơn, cần nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân và có chế tài xác định rõ quyền, nghĩa vụ của cơ quan giám sát, tránh tình trạng vốn chảy vào dự án không hiệu quả.

Hoàng Phúc

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm