--> -->
Dòng sự kiện:

Đảm bảo an sinh xã hội: Gốc rễ vẫn là bài toán việc làm

07/01/2022 21:51

Chia sẻ
Nghiên cứu bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển việc làm công nhằm giải quyết lượng lao động thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động di cư về quê là kiến nghị của đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn).
Đại biểu kiến nghị dành chi phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: Rất cần tập trung đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân

Ngày 7/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã tiến hành thảo luận trực tuyến Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Phát biểu thảo luận, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phân tích, Covid-19 đã và đang tạo ra khoảng cách xã hội ngày càng lớn khi làm giảm thu nhập và phân phối lại thu nhập.

Thực tiễn này làm cho người lao động ở khu vực phi chính thức và các nhóm yếu thế ngày càng yếu thế hơn. Chính vì vậy, trong số 5 trụ cột của khung chính sách để ứng phó với Covid-19 do Liên Hợp quốc ban hành năm 2020 có đến 2 trụ cột liên quan đến khu vực phi chính thức và nhóm yếu thế.

Ở nước ta, nhóm yếu thế như người nghèo, lao động tự do, xe ôm, bán hàng rong, kinh doanh cá thể, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ là những người phần lớn làm trong khu vực phi chính thức, mưu sinh từ thu nhập bằng lao động hằng ngày, nay thu nhập của họ lại bị giảm, bị mất. Bản thân họ và gia đình ít được bảo đảm hỗ trợ bằng an sinh xã hội, họ cần phải được đặc biệt quan tâm trong đại dịch cũng như trong các quyết sách hậu đại dịch.

Đảm bảo an sinh xã hội: Gốc rễ vẫn là bài toán việc làm
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động di cư về quê (Ảnh: VPQH)

“Tôi thống nhất cao với mục tiêu thứ ba trong tờ trình về bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động. Để đạt được mục tiêu này, chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội nêu 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với nguồn lực là 53,15 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh một số giải pháp như hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đầu tư cho các cơ sở xã hội thì phần lớn các giải pháp cụ thể còn lại đều tập trung vào khu vực chính thức dành cho những đối tượng có quan hệ lao động là chủ yếu”, đại biểu nói.

Theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, nội dung thứ 9 của Phụ lục 1 về khung nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội mới chỉ nêu việc nghiên cứu, hỗ trợ người dân, người lao động gặp khó khăn do tác động của đại dịch, mà chưa đưa ra được chính sách với đối tượng, mức và hình thức hỗ trợ cụ thể.

Trong khi các giải pháp tài khóa tiền tệ chỉ tập trung thực hiện trong 2 năm thì khu vực phi chính thức và nhóm yếu thế sẽ khó có thể nhận được hỗ trợ kịp thời. Với nguồn lực và thời gian có hạn, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị bổ sung cụ thể hơn các chính sách cho khu vực phi chính thức, nhất là nhóm yếu thế, trong đó có chính sách trợ cấp bằng tiền mặt.

Đồng thời, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển việc làm công, nhằm giải quyết lượng lao động thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động di cư về quê theo quy định của Luật Việc làm năm 2013.

Đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh) bày tỏ sự đồng tình với sự cần thiết phải ban hành chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội với những nội dung nằm ngoài khuôn khổ của khung kế hoạch 5 năm 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua, nhằm tiếp tục tìm kiếm không gian, dư địa mới để đẩy nhanh tiến độ phục hồi và phát triển kinh tế.

Đảm bảo an sinh xã hội: Gốc rễ vẫn là bài toán việc làm
Toàn cảnh phiên thảo luận trực tuyến tại điểm cầu Nhà Quốc hội. (Ảnh: VPQH)

Đại biểu đề nghị cần lựa chọn đúng và trúng đối tượng trong giai đoạn phục hồi, đặc biệt những doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hạt nhân từ các chuỗi cung ứng, tạo điều kiện để tăng cầu lao động, hỗ trợ an sinh xã hội thông qua doanh nghiệp, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động.

“Việc hỗ trợ nhà trọ, tiền sinh hoạt hàng tháng cho người lao động bị thất nghiệp chỉ là giải pháp tình thế, gốc rễ vẫn là bài toán việc làm, nuôi dưỡng doanh nghiệp chính là chìa khóa để giải quyết bài toán an sinh xã hội trong thời điểm này”, đại biểu Nguyễn Như So nói.

Chính sách hỗ trợ tiền tệ thực hiện cho người lao động thông qua doanh nghiệp thuộc các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất là rất đúng và cần thiết là ý kiến của đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum).

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, chính sách này cần bao phủ thêm đối với những người lao động phi chính thức, lao động tự do. Vì họ có thu nhập thấp, ít có cơ hội tiếp cận với các cơ hội phát triển kỹ năng nghề và họ luôn phải đối mặt với nguy cơ trở thành tầng lớp lao động nghèo, chịu tác động trước nhất và nặng nề nhất bởi đại dịch…

Phương Thảo

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm