
Đào tạo lao động tay nghề cao đi tắt để đón đầu
03/10/2024 15:42
Lừa đảo xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng Ôm mộng xuất ngoại, hàng trăm người lao động bị lừa tiền Nghịch lý đào tạo lao động có tay nghề |
TP. HCM: Có tay nghề cao nhưng chưa nhiều
Theo Uỷ ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong 6 tháng cuối năm 2024, Thành phố cần từ 153.500 - 161.500 chỗ làm việc, trong đó có một số lĩnh vực cần nguồn lao động chất lượng cao. Cụ thể khu vực thương mại - dịch vụ cần từ 102.676 - 108.027 chỗ làm, chiếm 66,89% tổng nhu cầu nhân lực; khu vực công nghiệp - xây dựng cần từ 50.701 - 53.343 chỗ làm việc, chiếm 33,03% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cần từ 123 - 129 chỗ làm việc, chiếm 0,08%...
![]() |
Các tỉnh Đông Nam Bộ đang chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng sản xuất trong thời kỳ mới. |
Ngoài ra, Thành phố cũng dự báo, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo trên địa bàn dự kiến đến cuối năm 2025 đạt 87% trong tổng số lao động đang làm việc, và đến năm 2030 đạt tỷ lệ 89%... Bên cạnh đó, đến năm 2025, Thành phố tổ chức kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo theo các chuẩn quốc tế và khu vực ASEAN cho ít nhất 10% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, và tỷ lệ này đạt ít nhất 30% vào năm 2030.
Hiện trên địa bàn TP. HCM có 380 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chỉ tính trong 7 tháng đầu năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đào tạo và cung cấp cho thị trường sức lao động 54.735 người học sau tốt nghiệp các trình độ, tăng 1,96% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng số lao động đã qua đào tạo đến tháng 7/2024 là 4.312.342/4.905.886 người, đạt tỷ lệ 87,90%, tăng 1,82% so với cùng kỳ năm 2023. Cũng trong 7 tháng đầu năm, có 12 cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện kiểm định với 22 chương trình đào tạo và 1 đơn vị thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Hiện TP.HCM đang tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Do đó, thời gian tới, nguồn nhân lực sẽ được đào tạo gắn kết chặt chẽ với xu hướng của quốc tế, trong đó các ngành trọng yếu là: công nghệ thông tin - truyền thông, cơ khí - tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, quản trị doanh nghiệp, tài chính - ngân hàng, y tế, du lịch, quản lý đô thị và mô hình đại học chia sẻ. Đồng thời, tạo sự kết nối giữa đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ đại học và giáo dục nghề nghiệp.
Cạnh đó, TP.HCM cũng lựa chọn, đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo định hướng trường chất lượng cao. Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp hạng cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố làm cơ sở để tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; khuyến khích, ưu đãi trong thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.
Đồng Nai, Bình Dương nhiều dự án “cao cấp” nhưng tay nghề thấp
Trong khi đó, UBND tỉnh Đồng Nai dự báo, khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đi vào hoạt động sẽ cần khoảng 14.000 lao động với trình độ học vấn và tay nghề khác nhau từ lao động phổ thông đến đại học và trên đại học. Ngoài ra các khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn cũng cần một lượng lao động rất lớn. Điều này đòi hỏi tỉnh Đồng Nai phải chuẩn bị một nguồn lao động rất lớn trong thời gian tới. Theo UBND tỉnh Đồng Nai thì hiện toàn tỉnh có 56 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN); trong đó có 10 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp, 19 trung tâm GDNN, 22 cơ sở GDNN khác và doanh nghiệp tại địa phương.
Tính đến tháng 9/2024, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tuyển mới đào tạo cho hơn 57 ngàn người, đạt trên 88% kế hoạch năm. Trong đó, các cơ sở GDNN tuyển mới được trên 4,3 ngàn sinh viên hệ cao đẳng (đạt gần 80% kế hoạch), tuyển mới được trên 12,4 ngàn học sinh trung cấp (đạt 104% kế hoạch). Đối với hệ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, toàn tỉnh tuyển được trên 40,5 ngàn học viên (đạt trên 85% so với kế hoạch).
Theo đánh giá của UBND tỉnh Đồng Nai, hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 67,51% vào cuối năm 2023 lên 68,28% vào tháng 9/2024. Hiện tỉnh Đồng Nai đang phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 70% vào năm 2025, trong đó tỷ lệ tuyển sinh từ trung cấp trở lên là 28% trong tổng số lao động được tuyển mới đào tạo nghề.
Trong khi đó toàn tỉnh Bình Dương hiện có hơn 53.000 doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký hơn 515.000 tỷ đồng và hơn 4.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 37 tỷ đô la Mỹ. Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phấn đấu xây dựng tỉnh phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại. Phấn đấu đến năm 2030 tỉnh Bình Dương sẽ trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, thành phố trực thuộc Trung ương, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước nên sẽ cần một lượng lớn lao động có trình độ cao.
UBND tỉnh Bình Dương khẳng định, thực tế cho thấy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã dẫn đến sự ra đời của nhiều ngành nghề mới, do đó tác động đến cung cầu lao động và sự dịch chuyển cơ cấu nguồn lao động, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao gia tăng, đặc biệt là các địa phương thuộc vùng trọng điểm phía Nam, trong đó có Bình Dương. Trong khi đó hiện nay xã hội đang thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao, trình độ chuyên môn sâu để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập.
Nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI có yêu cầu "Phát triển nguồn lao động có tay nghề đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, gắn đào tạo với giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, trong đó có văn bằng chứng chỉ là 35% (tăng trung bình 1%/năm). Hàng năm, giải quyết việc làm tăng thêm khoảng 35.000 lao động".
Hiện toàn tỉnh Bình Dương có 70 cơ sở GDNN, gồm: 6 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp, 18 trung tâm GDNN và 36 cơ sở khác có đăng ký hoạt động GDNN với 2.632 nhà giáo, cán bộ quản lý…là cơ sở để tỉnh Bình Dương xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh nhà trong thời gian tới.
Thành Đồng


Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Hà Nội: Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

Nhiều cơ hội cho lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm

Nhận định Chelsea vs Djurgarden: Thủ tục tại Stamford Bridge trước ngưỡng cửa chung kết
