
Đào tạo, nâng cao tay nghề cho người khiếm thị
21/06/2020 18:37
![]() |
![]() |
![]() |
Chủ tịch Hội Người mù quận Thanh Xuân Nguyễn Tiến Thành cho biết, nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ dạy chữ, dạy nghề, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho hội viên. Đồng thời, lựa chọn, giới thiệu các hội viên của Hội tham gia các lớp đào tại nghề do Hội Người mù thành phố và Hội Người mù Việt Nam tổ chức.
![]() |
Các học viên tham gia lớp học được giảng viên hướng dẫn tận tình (Ảnh Mai Quý) |
Hiện Hội đang phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên quận tổ chức lớp xoa bóp bàn chân cơ bản dành cho người khiếm thị với sự tham gia của hàng chục hội viên trong Hội. Qua lớp học sẽ góp phần nâng cao kỹ năng tay nghề cho các hội viên đang làm việc tại các cơ sở xoa bóp, tẩm quất, đồng thời giúp những hội viên mới biết cách tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Là một trong những hội viên tham gia lớp học, cô Nguyễn Thị Thanh (Chính Kinh, Thanh Xuân) chia sẻ: “Năm 2018, tôi phát hiện bị u nang tủy sống và phải phẫu thuật. Đợt phẫu thuật và điều trị đó đã khiến đôi chân của tôi bị ảnh hưởng, từ hai đầu gối xuống bàn chân bị tê và mất cảm giác, đi lại rất khó khăn. Mặc dù mới tham gia lớp học xoa bóp bàn chân cơ bản do Hội Người mù quận tổ chức được một vài buổi nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của giảng viên nên tôi đã biết cách tự xoa bóp bàn chân và cảm nhận được hiệu quả rõ rệt khi bàn chân tôi đã có cảm giác trở lại”.
Anh Nguyễn Đình Chính (Khương Đình, Thanh Xuân) cũng cho biết: “Tham gia Hội Người mù quận Thanh Xuân, tôi đã được tạo điều kiện học nghề xoa bóp tẩm quất và đã tìm kiếm được một công việc ổn định, có thu nhập để phụ giúp gia đình. Hiện tôi đang tham gia lớp xoa bóp bàn chân cơ bản, tại lớp học này, tôi được đào tạo thêm kỹ năng xoa bóp bàn chân để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi họ có yêu cầu”.
Trực tiếp giảng dạy cho các học viên trong lớp học, chị Lê Thị Bội Hương – giảng viên của Trung tâm dạy nghề thuộc Hội Người mù thành phố Hà Nội chia sẻ: “Với tâm niệm “người đi trước, rước người đi sau”, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn cố gắng truyền đạt những kiến thức mới nhất liên quan đến nghề. Đồng thời, tôi cũng chủ động kết nối, mời các chuyên gia trong nghề đến để trực tiếp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giúp các học viên nâng cao tay nghề. Tất cả với mong muốn mọi học viên đều học được nghề để có thể giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội”.

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Hà Nội: Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

Nhiều cơ hội cho lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm

Nhận định Chelsea vs Djurgarden: Thủ tục tại Stamford Bridge trước ngưỡng cửa chung kết
