--> -->
Dòng sự kiện:

Đề xuất cho phép công chứng trên môi trường điện tử

24/04/2022 17:53

Chia sẻ
Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung quy định về việc công chứng viên soạn thảo lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể; không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Để Luật Công chứng sửa đổi đi vào cuộc sống Sửa đổi các vướng mắc để tạo điều kiện cho hoạt động công chứng

Siết chặt tiêu chuẩn, điều kiện trở thành công chứng viên

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến góp ý vào đề nghị xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Sau hơn 7 năm triển khai thực hiện, Luật Công chứng đã đi vào cuộc sống, đạt nhiều kết quả cụ thể. Với việc triển khai thi hành Luật, không chỉ tăng lên về số lượng, chất lượng đội ngũ công chứng viên cũng có những tiến bộ đáng kể, quy mô và tính chuyên nghiệp của các tổ chức hành nghề công chứng cũng được nâng cao.

Trong 7 năm thi hành Luật Công chứng năm 2014, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã thực hiện hơn 27 triệu việc công chứng và gần 60 triệu việc chứng thực; tổng số phí công chứng thu được hơn 8 nghìn tỷ đồng, phí chứng thực thu được gần 350 tỷ đồng; tổng số thù lao công chứng thu được hơn 1360 nghìn tỷ đồng; tổng số tiền nộp thuế và nộp ngân sách nhà nước hơn 1600 tỷ đồng.

Đề xuất cho phép công chứng trên môi trường điện tử
Ảnh minh họa.

Chiếm tỷ lệ đáng kể (từ 70-80%) số việc công chứng và giá trị phí, thù lao công chứng nêu trên là các việc công chứng hợp đồng, giao dịch về đất đai, nhà ở và các bất động sản khác.

Qua đó, bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch đối với những tài sản có giá trị lớn, đóng vai trò là phương tiện sản xuất cơ bản trong nền kinh tế, đồng thời là tài sản có giá trị quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức...

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật, đã phát sinh một số vấn đề mới chưa được Luật điều chỉnh, một số quy định của Luật đã bộc lộ hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bộ Tư pháp đề xuất, việc sửa đổi Luật Công chứng lần này sẽ tập trung giải quyết 5 nhóm chính sách lớn. Trong đó, cơ quan soạn thảo đề xuất quy định linh hoạt hơn về trình tự, thủ tục công chứng, tiến tới cho phép thực hiện công chứng một số hợp đồng, giao dịch nhất định trên môi trường điện tử.

Công chứng là một nghề đặc thù - nghề liên quan đến quyền lực của Nhà nước. Do đó, Nhà nước cần điều tiết và quản lý chặt chẽ, nếu để các công chứng viên nhân danh Nhà nước thực hiện quyền công chứng giao dịch không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước khiến nhân dân mất lòng tin.

Vì vậy, Bộ Tư pháp đề xuất quy định các biện pháp quản lý nhà nước theo hướng siết chặt tiêu chuẩn, điều kiện trở thành công chứng viên, kiểm soát điều kiện hành nghề và toàn bộ quá trình hành nghề của công chứng viên. Đồng thời, quy định chặt chẽ hơn về thành lập và đăng ký hoạt động, thay đổi thành viên hợp danh của văn phòng công chứng, các trường hợp thu hồi giấy phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng…

Đề xuất hồ sơ công chứng được số hóa và bảo quản vĩnh viễn

Dự thảo đề cương chi tiết Luật Công chứng đã bổ sung quy định công chứng viên được chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

Đồng thời, bổ sung quy định về việc công chứng viên soạn thảo lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể; không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để bảo đảm công chứng viên linh hoạt trong các giao dịch cụ thể và có trách nhiệm đối với văn bản công chứng mà mình chứng nhận.

Bên cạnh đó, Dự luật bổ sung quy định mới về hoạt động công chứng trên môi trường điện tử như công nhận giá trị chứng cứ của văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận, ký bằng chữ ký số và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu công chứng tập trung; cho phép tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng từ xa thông qua email, tin nhắn, website hoặc các phần mềm chuyên dụng.

Về lưu trữ hồ sơ công chứng, Dự luật quy định theo hướng việc lưu trữ hồ sơ công chứng có thể được số hóa và lưu trữ dưới dạng văn bản điện tử. Về thời gian lưu trữ văn bản công chứng, có 2 phương án: Lưu trữ ít nhất là 20 năm như quy định hiện hành, hoặc được số hóa, lưu giữ dưới dạng văn bản điện tử và bảo quản vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, Dự luật cũng quy định đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện việc chuyển đổi số hoạt động công chứng; xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về công chứng cho phép liên thông, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ tịch, Cơ sở dữ liệu quốc gia thông tin đất đai...

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm