--> -->
Dòng sự kiện:

Doanh nghiệp Việt “thổi” năng lượng tích cực

04/02/2022 11:00

Chia sẻ
Lấy triết lý “phát triển doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội”, cùng với tinh thần “còn hơi thở là còn cống hiến”, nhiều doanh nghiệp tuy gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng vẫn không quên trách nhiệm cộng đồng, chung tay chia sẻ với các cấp chính quyền phòng, chống dịch.
Những tín hiệu tích cực trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam Kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt qua đại dịch Covid-19 Sự tiến lên của thế hệ phụ nữ Việt làm chủ doanh nghiệp

Đẩy lùi đại dịch từ Chiến lược vắc xin

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 chiều 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ quyết tâm đẩy lùi đợt dịch này, kiên trì thực hiện mục tiêu kép phát triển kinh tế - xã hội. Để đẩy lùi dịch bệnh phải thực hiện bằng được chiến lược vắc xin.

Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến để tiêm đủ cho 75 triệu người dân (tương đương khoảng 75% dân số Việt Nam), lượng vắc xin phải mua lên đến 150 triệu liều với tổng kinh phí ước khoảng 25.200 tỷ đồng. Ngân sách Trung ương dự kiến phải bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng. Ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp khoảng 9.200 tỷ đồng.

Doanh nghiệp Việt  “thổi” năng lượng tích cực
Tập đoàn Novaland trao tặng 2 xe cấp cứu đến Trung tâm Cấp cứu 115 thành phố Hồ Chí Minh.

Ngay khi Quỹ vắc xin Covid-19 được đề xuất, các doanh nghiệp đã tiên phong đóng góp kinh phí, với mục tiêu nhanh nhất có thể để tất cả người dân trong nước được sớm tiếp cận vắc xin.

Doanh nghiệp được nhiều người nhắc đến như năng lượng tích cực trong đại dịch đó là Vingroup. Tập đoàn Vingroup đã đi tiên phong, là nhà tài trợ lớn nhất cho cuộc chiến phòng, chống Covid-19 tại Việt Nam với các hoạt động thiết thực như: Dự án sản xuất máy thở, hỗ trợ các gói trang thiết bị y tế, máy và hóa chất xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2; tài trợ cho 3 dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch Covid-19; tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch... với số tiền lên tới trên 1.277 tỷ đồng trong năm 2020.

Ngay trong tháng 5/2021, Vingroup trao tặng Bộ Y tế 4 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 và muốn đầu tư đưa công nghệ sản xuất vắc xin vào Việt Nam để chúng ta có thể chủ động trong sản xuất vắc xin. Trước đó, Tập đoàn Vingroup đã tài trợ 20 tỷ đồng để nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin phòng ngừa Covid-19 “Made in Vietnam” Covivac cho Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế sản xuất.

Hay Tập đoàn Sungroup góp 320 tỷ đồng để mua vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho người dân. Trước đó, Sungroup đã hỗ trợ công tác chống dịch khoảng 190 tỷ đồng. Chưa kể, tập đoàn này đã hỗ trợ Đà Nẵng, Hải Dương xây 2 bệnh viện dã chiến một cách thần tốc.

Với ngân sách gần 60 tỷ đồng, ngay từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19, Tập đoàn Novaland liên tiếp triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong công cuộc phòng, chống đại dịch. Trong đó, Tập đoàn triển khai mạnh mẽ việc đồng hành mua vắc xin phòng ngừa Covid-19 nhằm chung tay với cộng đồng cũng như chia sẻ gánh nặng với ngân sách Nhà nước.

Ngân hàng và doanh nghiệp có mối quan hệ cộng sinh. Bản thân chính ngân hàng cũng là doanh nghiệp và không nằm ngoài ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19. Nhưng với tinh thần đồng hành, chia sẻ, từ năm 2020 đến nay, tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành Ngân hàng đã dành khoảng 500 tỷ đồng, riêng 5 tháng đầu năm 2021 là khoảng 200 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng, chống Covid-19, mua sinh phẩm chẩn đoán Covid-19, mua vắc xin…

Điều đáng quý là hàng trăm doanh nghiệp mặc dù phải đối mặt với khó khăn do tác động dịch bệnh nhưng rất tích cực đóng góp cho Quỹ vắc xin phòng Covid-19.

Sẵn sàng tâm thế thích ứng an toàn

Hiện tại, Việt Nam đã thay đổi trạng thái từ “không có Covid” sang “thích ứng an toàn” thì cùng với việc phủ vắc xin, có thêm thuốc điều trị đóng vai trò rất quan trọng. Có thêm thuốc, người dân sẽ yên tâm hơn trong việc đối mặt với Covid-19.

Thông qua nhiều nỗ lực đàm phán, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thành công đơn hàng 500.000 lọ Remdesivir do Công ty dược phẩm Cipla, Ấn Độ sản xuất, dưới sự cho phép của Gilead Sciences, Hoa Kỳ. Toàn bộ số thuốc này được trao tặng cho Bộ Y tế trong tháng 8/2021, nhằm góp phần đẩy nhanh khả năng phục hồi cho bệnh nhân Covid-19.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị AIC Group cho biết, sẵn sàng mua toàn bộ số thuốc Avigan đang có trong kho của Tập đoàn Fujifilm (Nhật Bản) để góp phần hỗ trợ điều trị miễn phí cho các bệnh nhân Covid-19 trong nước hiện nay.

Ngay sau đó, Công ty DB - cổ đông sáng lập Tập đoàn Ecopark tài trợ thêm 1,1 triệu viên thuốc cho chương trình thí điểm mở rộng sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị cho F0 tại nhà. Trước đó, vào đầu tháng 10/2021, Công ty DB đã tài trợ 1 triệu viên thuốc Molnupiravir để điều trị cho F0 ở các tỉnh thành có bệnh nhân Covid-19.

Cũng trong thời gian này, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) đứng ra đàm phán mua và tài trợ toàn bộ chi phí để đưa 1 triệu viên Avigan về sử dụng miễn phí nhằm hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam. Ngoài ra, hai bên sẽ cùng thống nhất kế hoạch để tiếp tục đưa số lượng lớn thuốc tiếp theo về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Một tin vui mới nhất là Việt Nam đang thử nghiệm lâm sàng, thực hiện nhượng quyền một số loại thuốc điều trị Covid-19. Về việc tìm kiếm nguồn cung thuốc điều trị Covid-19, vừa qua, sau khi Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có công văn gửi Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam về việc nhượng quyền tự nguyện sản xuất thuốc điều trị Covid-19, đến nay, đã có 6 doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thuốc Molnupiravir. Nếu thuận lợi, các nhà máy trong nước có thể sớm chủ động được nhu cầu thuốc chứa Molnupiravir.

Với thuốc Ritonavir, Cục Quản lý Dược có công văn gửi Công ty Pfizer đề nghị hỗ trợ các cơ sở sản xuất dược phẩm của Việt Nam trong việc trở thành đối tác nhượng quyền tự nguyện của Pfizer sản xuất thuốc chứa phối hợp PF-07321332 và Ritonavir. Đây là thuốc kháng vi rút mới có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19. Đề xuất này của Việt Nam đã nhận được đồng thuận của Pfizer và các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên lạc với Quỹ Bằng sáng chế thuốc (MPP) để đăng ký trở thành đối tác nhượng quyền tự nguyện sản xuất.

Mỗi ngành nghề đều phải gánh chịu tác động tiêu cực không mong muốn từ đại dịch Covid-19. Dù vậy, đứng trước khó khăn chung, cả nước đang gồng mình chống dịch, các doanh nghiệp không chọn cách thờ ơ, đứng ngoài. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của họ đã góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn và mang lại hiệu ứng tích cực cho cộng đồng.

Phương Linh

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước việc hàng loạt TikToker sở hữu lượng người theo dõi “khủng” bất ngờ bị lực lượng chức năng “sờ gáy” và xử lý theo quy định pháp luật. Những cái tên như Lê Việt Hùng hay Mai Văn Dưỡng (Dưỡng Dướng Dường) là những ví dụ điển hình, cho thấy “thế giới ảo” không phải là vùng đất “miễn nhiễm” với pháp luật, và sự nổi tiếng trên mạng xã hội không đồng nghĩa với quyền lực vượt ra ngoài khuôn khổ đời thực.

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Giai đoạn 2020 - 2025, đã có hơn 3.500 sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh; 280 sáng kiến sáng tạo được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội biểu dương khen thưởng; 121 sáng kiến tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và UBND Thành phố biểu dương… Kết quả này đã thúc đẩy đoàn viên, người lao động hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.

Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Tháng Công nhân năm 2025 đã ghi dấu ấn đậm nét của Công đoàn quận Long Biên với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận. Trong đó, Chương trình “Cảm ơn người lao động” và “Hát cho công nhân nghe” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức đã trở thành điểm sáng nổi bật, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức Công đoàn đối với người lao động - lực lượng nòng cốt, tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Hiện, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện tổ chức nhằm bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, không gây xáo trộn.

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Tháng 5 là tháng tri ân, tôn vinh công nhân, người lao động đang ngày đêm cống hiến cho xã hội. Và giữa muôn vàn nghề nghiệp, có một công việc đặc biệt mà ít ai để ý, nhưng lại không thể thiếu trong nhịp sống đô thị: Công nhân vệ sinh môi trường. Hãy cùng chúng tôi theo chân những người công nhân môi trường - những “người hùng áo phản quang” - để hiểu hơn về công việc, cuộc sống và cả những trăn trở phía sau lớp bụi đường họ đi qua mỗi ngày của họ nhé!

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Tối 13/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Nguyễn Đức Tâm - Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), bị tố cáo hành hung một cô gái để điều tra, xác minh. Nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Xem thêm