--> -->
Dòng sự kiện:

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

02/02/2025 21:10

Chia sẻ
Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.
Đón Tết giữa lòng Thủ đô Đảm bảo để người dân đón Tết cổ truyền bình an

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán này, không ít người trẻ đã ở lại Thủ đô để làm việc xuyên suốt kỳ nghỉ lễ. Việc này mang lại thu nhập tốt, nhưng đi cùng đó là những nỗi buồn khi không được sum vầy, quây quần bên gia đình sau một năm dài.

Tuy vậy, với mong muốn kiếm thêm thu nhập và trang trải cuộc sống, không ít các bạn trẻ đã ở lại Hà Nội làm thêm xuyên Tết, mong kiếm được thêm tiền để trang trải cuộc sống, không phải xin tiền bố mẹ.

Trong dịp Tết, nhiều người lao động về quê ăn Tết, nguồn nhân lực khan hiếm, trong khi khối lượng công việc lại tăng. Vì vậy, đây là cơ hội phù hợp để các bạn trẻ có thể tranh thủ kiếm thêm thu nhập.

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Nhiều bạn trẻ chọn đi làm thêm vào dịp Tết.

Ngô Minh Dương (22 tuổi, quê Hà Nam, hiện đang là sinh viên năm thứ 3 của một trường đại học ở quận Cầu Giấy) tranh thủ dịp nghỉ Tết đã chọn ở lại làm nhân viên phục vụ tại một quán cà phê trên địa bàn quận Tây Hồ để kiếm thêm thu nhập.

Dương chia sẻ: “Em quyết định đi làm dịp Tết vì muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải cho việc học. Mức lương ngày Tết khá cao so với ngày thường nên đây là cơ hội tốt để em kiếm được nhiều hơn”.

Việc ở lại làm thêm không chỉ giúp các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên có thêm khoản thu nhập cao hơn ngày thường, mà còn là dịp để họ trải nghiệm không khí nhộn nhịp của Thủ đô trong những ngày Tết.

Tuy nhiên, công việc trong những ngày Tết thường bận rộn hơn, yêu cầu làm việc nhiều giờ và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao hơn. Nhiều bạn trẻ cho rằng, chính sự tất bật trong ngày Tết cũng mang lại những trải nghiệm thú vị, được tiếp xúc với nhiều người và cảm nhận không khí Tết rộn ràng qua công việc đang làm.

Cũng như Dương, Lê Nguyệt Mai (21 tuổi, quê Yên Bái) cũng lựa chọn làm phục vụ tại một quán cà phê trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Với mong muốn có thêm một khoản tiền để giúp đỡ bố mẹ, Mai đã chọn ở lại Hà Nội để làm việc.

“Thật ra, em cũng buồn khi không được đón Tết trọn vẹn bên gia đình. Tuy nhiên, mình nghĩ chơi thì lúc nào cũng chơi được, còn làm Tết thì chỉ có một lần trong năm. Em muốn kiếm thêm thu nhập giúp đỡ bố mẹ và trang trải chi phí sinh hoạt”, Mai bộc bạch.

Mai cho biết, gia đình ban đầu không đồng tình, nhưng khi hiểu được lý do và quyết tâm của Mai, nên mọi người đã thông cảm và ủng hộ.

Giới trẻ làm thêm dịp Tết cổ truyền để gia tăng thu nhập

Việc làm thêm dịp Tết không chỉ mang thu nhập, mà còn giúp các em sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Đặng Thanh Huyền (22 tuổi, quê Bắc Giang) chia sẻ: “Làm thêm ngày Tết là cơ hội đối với những bạn muốn kiếm thêm thu nhập, tìm kiếm niềm vui trong công việc, và có thêm nhiều kỹ năng mềm khác. Tuy nhiên, đây cũng là sự đánh đổi với những ai mong muốn quây quần bên gia đình mà không bị áp lực tài chính”.

Thay vì về quê sum họp, quây quần bên gia đình như năm trước, năm nay, Trần Việt Anh (23 tuổi, quê Nghệ An) đã chọn ở lại Hà Nội để làm thêm tại một nhà hàng kinh doanh ăn uống xuyên Tết.

Việt Anh cho biết, những ngày này, lượng khách tại quán gấp ba bình thường, số lượng nhân viên lại ít, khiến mọi người phải làm việc liên tục để kịp phục vụ. “Giờ cao điểm, khách hàng ngồi kín quán, gọi đồ liên tục, tụi em phải căng mình làm việc”, Việt Anh chia sẻ.

Việt Anh cũng kể, lựa chọn việc làm thêm xuyên Tết bởi thu nhập gấp ba ngày thường và còn được thưởng thêm. “Hai năm rồi em đều ở lại đi làm thêm dịp Tết bởi tháng 3 là em phải đóng một khoản học phí, số tiền này cũng đỡ đần được cho bố mẹ một phần”, Việt Anh cho hay.

Cũng lựa chọn làm thêm tại quán ăn trong những ngày Tết Nguyên đán, Mai Hồng Ánh (20 tuổi, sinh viên năm thứ hai) cho biết, lương đi làm ngày Tết gấp ba so với bình thường, mỗi ca làm thường kéo dài 8 tiếng.

“Thời điểm trong năm, em dành chủ yếu thời gian cho việc học, tham gia các hoạt động ngoại khóa nên dịp Tết tranh thủ đi làm để kiếm thêm thu nhập”, Hồng Ánh cho hay.

Hồng Ánh cũng cho biết, do phần lớn nhân viên tại quán về quê đón Tết, nên em phải tăng ca nhiều hơn bình thường. “Chắc chắn sau Tết, em sẽ về thăm nhà, tận hưởng những ngày được nghỉ ở bên bố mẹ. Khi ấy em sẽ hẹn bạn bè đi chơi bù lại những ngày Tết phải thui thủi một mình làm thêm”, Hồng Ánh hồ hởi nói.

Theo tìm hiểu, có rất nhiều công việc làm thêm hấp dẫn dịp Tết cổ truyền mà các bạn trẻ có thể lựa chọn như: Phục vụ quán cà phê, nhà hàng, quán ăn, bán hàng tại các trung tâm thương mại, bảo vệ cửa hàng,… Những công việc này không chỉ giúp các bạn trẻ gia tăng thu nhập mà còn là cơ hội để phát triển kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và làm việc nhóm.

Bên cạnh đó, các bạn trẻ còn được trải nghiệm không khí sôi động, nhộn nhịp của Thủ đô trong những ngày Tết, được gặp gỡ, giao lưu với nhiều người và trau dồi thêm trải nghiệm thực tế cho bản thân.

Có thể nói, có nhiều cách để có một cái Tết cổ truyền ấm áp và nhiều niềm vui. Với một số người trẻ, làm việc để có thêm khoản thu nhập nhiều hơn so với ngày thường cũng là một cách khiến họ cảm thấy vui và hạnh phúc.

Khánh An

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm