--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội: Công tác phòng, chống tham nhũng có những chuyển biến tích cực

10/11/2022 20:23

Chia sẻ
Ngày 10/11, Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, do đồng chí Phan Đình Trạc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Điều động cán bộ chủ chốt quận Hoàn Kiếm, Sở Lao động - Thương binh xã hội Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại quận Thanh Xuân Bồi dưỡng kiến thức cho 96 cán bộ quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội

Cuộc làm việc để thông báo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực (gọi chung là nguồn tin về tội phạm); việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giám định tư pháp và định giá tài sản trong vụ việc, vụ án có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực tại thành phố Hà Nội.

Xử lý dứt điểm các vụ việc tham nhũng, tiêu cực dư luận quan tâm
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đánh giá, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, nhất là từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung, công tác phát hiện, chuyển giao nguồn tin về tội phạm nói riêng, công tác giám định và định giá tài sản trong các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực có những chuyển biến tích cực.

Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện, kiến nghị, xử lý tham nhũng, tiêu cực; đã chỉ đạo tổ chức 46 đoàn kiểm tra, giám sát; kiểm tra có dấu hiệu vi phạm các tổ chức đảng và 2.910 đảng viên.

Công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm tham nhũng, kinh tế, tiêu cực chuyển biến tốt; trong kỳ kiểm tra, các cơ quan chức năng đã phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết 1.945 nguồn tin về tội phạm tham nhũng, kinh tế, tiêu cực.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc kinh tế, tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm; đưa 53 vụ án, vụ việc vào diện Ban Thường vụ Thành ủy theo dõi, chỉ đạo; đến nay đã xử lý dứt điểm 44 vụ việc.

Đoàn Kiểm tra cũng nhìn nhận, các cơ quan có trách nhiệm của thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong xử lý các vi phạm trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm. Công tác giám định, định giá tài sản có chuyển biến, phục vụ tốt quá trình phát hiện tội phạm tham nhũng, kinh tế, tiêu cực của các cơ quan tố tụng.

Các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan giám định, định giá và các cơ quan chức năng có liên quan đã hoàn thành 1.195/1.210 trưng cầu giám định, 317/340 yêu cầu định giá, góp phần quan trọng trong phát hiện, xử lý tội phạm kinh tế, tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn thành phố, nhất là đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định, định giá tại thành phố Hà Nội còn một số hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm.

Xử lý dứt điểm các vụ việc tham nhũng, tiêu cực dư luận quan tâm
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phan Đình Trạc yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục những hạn chế, khuyết điểm. Trong đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung và công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm; công tác giám định tư pháp và định giá tài sản trong vụ việc, vụ án có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực nói riêng để kịp thời phát hiện, xử lý từ đầu các vi phạm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể sai phạm, theo đúng chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đồng chí Phan Đình Trạc nhấn mạnh: “Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cơ quan điều tra, không chờ đến lúc kết luận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm liên quan đến cán bộ diện cấp ủy quản lý thì chuyển hồ sơ đến Ủy ban Kiểm tra và Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để chỉ đạo xử lý”.

Bên cạnh đó, Trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng đề nghị, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp, tích cực, chủ động hơn trong công tác phát hiện, tiếp nhận, chuyển giao, giải quyết nguồn tin về tội phạm về kinh tế, tham nhũng, tiêu cực với yêu cầu tất cả nguồn tin về tội phạm phải được chuyển giao, tiếp nhận và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời nâng cao năng lực của các cơ quan điều tra, thanh tra, kiểm toán, thuế, hải quan, quản lý thị trường trong quá trình chuyển giao, xử lý nguồn tin về tội phạm tham nhũng, kinh tế. Chỉ đạo nghiêm túc việc rà soát lại các kết luận thanh tra, kiểm tra đã ban hành.

Trưởng Đoàn Kiểm tra cũng yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực dư luận quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng của Thành phố chủ động phối hợp tốt hơn trong công tác giám định, định giá tài sản trong các vụ án, vụ việc kinh tế, tham nhũng, tiêu cực.

Hoàng Phúc

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm