--> -->
Dòng sự kiện:

Hơn 45.000 lao động ra nước ngoài làm việc trong năm 2021

18/01/2022 12:20

Chia sẻ
Dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 nhưng Việt Nam vẫn đưa được hơn 45.000 lao động ra nước ngoài làm việc trong năm 2021.
Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến sẽ duy trì cao hơn, ít nhất cho đến năm 2023 Bảo vệ quyền lợi người lao động thông qua giải quyết đơn thư Tạm dừng tuyển chọn, đào tạo trực tiếp cho lao động ra nước ngoài làm việc

Theo báo cáo của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2021, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2021 là 45.058 lao động (15.177 nữ), đạt 50,06% kế hoạch được giao năm 2021 (90.000 lao động), bằng 57,29% so với số lượng lao động xuất cảnh của năm 2020 (78.641 lao động).

Hơn 45.000 lao động ra nước ngoài làm việc trong năm 2021
Ảnh minh họa.

Số liệu lao động xuất cảnh của một số thị trường chính như sau: Đài Loan (Trung Quốc): 19.531 lao động (6.487 nữ); Nhật Bản: 19.510 lao động (8.335 nữ); Hàn Quốc: 1.036 lao động (6 nữ); Trung Quốc: 1.820 lao động; Rumani: 795 lao động (131 nữ); Singapore: 713 lao động nam; Hungary: 465 lao động (114 nữ); Serbia: 304 lao động nam.

Về công tác đàm phán, ký kết và triển khai các thỏa thuận quốc tế, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tham gia đàm phán, hoàn thiện trình lãnh đạo Bộ ký gia hạn Bản Ghi nhớ về việc đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Cục đã hoàn thiện hồ sơ, thống nhất nội dung gia hạn Bản Ghi nhớ giữa Việt Nam và Malaysia về tuyển dụng lao động; phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu để Bộ báo cáo Chính phủ thành lập đoàn và khởi động đàm phán Hiệp định giữa Việt Nam và Israel về tuyển dụng người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn tại Israel; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo Thỏa thuận về tuyển dụng lao động giữa Việt Nam và Thái Lan…

Năm 2022, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch được Chính phủ và Bộ giao đưa 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định.

Bên cạnh đó, thúc đẩy ký kết các Thỏa thuận về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan hữu quan của các quốc gia/vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động theo dõi sát sao tình hình của người lao động làm việc ở nước ngoài, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

P.Diệp

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Xem thêm