--> -->
Dòng sự kiện:

Hưng Yên vươn lên thứ 7 cả nước về tăng trưởng GRDP

21/01/2024 16:30

Chia sẻ
Với chỉ số GRDP trên địa bàn năm 2023 ước tăng 10,05 %, bình quân 3 năm 2021-2023 tăng trưởng 9,91%, tỉnh Hưng Yên đã vươn lên xếp thứ 7/63 tỉnh thành trên cả nước về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm.
Hưng Yên: Năm 2023 nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội vượt kế hoạch đề ra Hưng Yên quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 Hưng Yên tự tin bước vào năm mới

Tối 20/1, tỉnh Hưng Yên tổ chức gặp mặt báo chí đầu Xuân Giáp Thìn 2024. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên, chủ trì buổi gặp mặt.

Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư tỉnh Hưng Yên, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh Hưng Yên đều đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra: GRDP ước tăng 10,05% (bình quân 3 năm 2021 - 2023 tăng trưởng 9,91%) vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 9%), đưa tỉnh Hưng Yên vươn lên xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 7,08%, trong đó xây dựng tăng 14,86%; giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng 15,23%; nông nghiệp thủy sản tăng 2,45%.

Về cơ cấu kinh tế, theo lãnh đạo tỉnh Hưng Yên: Công nghiệp, xây dựng chiếm 61,7%; Thương mại, dịch vụ chiếm 31,3%; nông nghiệp, thủy sản chiếm 7%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội vượt kế hoạch đề ra đạt 68.793 tăng 24,71 so với năm 2022 và cơ cấu lại nguồn thu theo hướng tăng tỷ trọng từ sản xuất, kinh doanh vững chắc hơn. Năng suất lao động ước đạt 209 triệu đồng/lao động, tăng 6,21%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ ước gấp đôi so với kế hoạch đạt 109.501 tỷ đồng, tăng 74,19% so với cùng kỳ năm trước.

Hưng Yên vươn lên thứ 7 cả nước về tăng trưởng GRDP
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên, chủ trì buổi gặp mặt báo chí đầu Xuân Giáp Thìn 2024.

Đặc biệt, thu hút đầu tư FDI đạt mức lớn nhất từ trước tới nay (trên 1 tỷ USD) nhờ cải cách hành chính, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có bước tiến vượt bậc. Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông, hạ tầng công nghiệp, đô thị được đầu tư đồng bộ với nhiều công trình, dự án quy mô lớn, mang tính động lực.

Với các thành tựu nêu trên, năm 2023 tỉnh Hưng Yên thu ngân sách đạt 33.100 tỷ đồng, đạt 144% so với dự toán giao, bằng 63,8% so với thực hiện năm 2022, trong đó: Thu nội địa 29.500 tỷ đồng, thu nội địa không tính tiền sử dụng đất, thu thuế xuất nhập khẩu 3.600 tỷ đồng.

Về các nhiệm vụ trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên nhấn mạnh, Hưng Yên sẽ khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; rà soát, xây dựng, cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch ngành, địa phương có liên quan phù hợp với quy hoạch tỉnh.

Tỉnh cũng tập trung xây dựng, ban hành, thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, huy động nguồn lực thực hiện các quy hoạch được duyệt; ban hành kế hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2021- 2025; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2024; phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024.

Tuấn Dũng

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo bổ sung quy định đối với “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn nhiều đối tượng lợi dụng người có ảnh hưởng để chuyển tải quảng cáo sai sự thật trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội, gây thiệt hại cho người tiêu dùng,

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Ủy ban nhân dân phường (UBND) Phú Thượng (quận Tây Hồ) đã chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý đất đai, trật tự đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% kể từ ngày 10/5/2025, lên mức hơn 2.200 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chi phí sản xuất điện đang tăng mạnh do cơ cấu nguồn điện và tỷ giá ngoại tệ biến động.

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.
Xem thêm