--> -->
Dòng sự kiện:

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày cho công tác lấy phiếu tín nhiệm

19/10/2023 19:41

Chia sẻ
Tại cuộc họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV diễn ra chiều 19/10, trao đổi với báo chí, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày cho công tác lấy phiếu tín nhiệm. Toàn bộ kết quả lấy phiếu sẽ được công khai. Văn phòng Quốc hội sẽ có thông báo chính thức về kết quả lấy phiếu.
Ngày hội "Thanh niên với văn hóa giao thông" Hà Nội rút ra 8 bài học kinh nghiệm sau 40 năm đổi mới Vun đắp tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào

Đại diện Ban Công tác đại biểu cho biết đã nhận đầy đủ báo cáo, kê khai tài sản của người có liên quan đến lấy phiếu tín nhiệm. Các báo cáo theo quy định được gửi trước 20 ngày và đến nay đã được gửi đầy đủ tới các đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp sẽ có phiên thảo luận tại đoàn để các đại biểu có ý kiến về các báo cáo, kê khai tài sản.

Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày cho công tác lấy phiếu tín nhiệm
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì buổi họp báo

Lý do lấy phiếu tín nhiệm đầu kỳ họp thay vì sau phiên chất vấn, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, việc lấy phiếu nhằm đánh giá suốt từ đầu nhiệm kỳ nên việc lấy phiếu tín nhiệm đầu kỳ họp là phù hợp.

Quốc hội khóa XV đến nay đã bầu và phê chuẩn 50 chức danh. Hiện có 49 chức danh thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, một số chức danh sẽ không được lấy phiếu tín nhiệm là các chức danh nghỉ hưu, được bầu trong năm 2023. Danh sách các chức danh được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội vào ngày 24/10.

Trả lời câu hỏi liên quan đến trách nhiệm nêu gương của người được lấy phiếu, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu cho biết, đến nay chưa nhận được thông tin gì liên quan. Ban Công tác đại biểu sẽ tiếp tục theo dõi các vấn đề phát sinh và báo cáo Quốc hội.

Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày cho công tác lấy phiếu tín nhiệm
Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh thông tin tại buổi họp báo

Tại buổi họp báo, ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết thêm, kỳ họp này sẽ thực hiện các lời hứa và các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề của nhiệm kỳ khoá XIV và từ đầu khoá XV đến nay. Nội dung làm việc của kỳ họp lần này rộng, không như các kỳ trước là chỉ tập trung vào chất vấn 4 Bộ trưởng, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng. Những chất vấn của khoá IV, từ đầu khoá XV đến Kỳ họp thứ 5 đều sẽ được xem xét thảo luận.

Cũng tại buổi họp báo, liên quan đến dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) sẽ được xem xét, thông qua, ông Trịnh Xuân An, Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, Chính phủ đề xuất đổi tên là Luật Căn cước và đa phần các ý kiến của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đồng tình lấy tên là Luật Căn cước.

Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày cho công tác lấy phiếu tín nhiệm
Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Trịnh Xuân An thông tin tại buổi họp báo

Trước thắc mắc nếu sửa tên luật, thay tên thẻ thì có gây tác động với người dân hay không, ông Trịnh Xuân An cho biết, Điều 46 của dự luật sẽ có quy định để không gây ảnh hưởng, chỉ thay đổi căn cước nếu công dân có yêu cầu.

Theo dự kiến chương trình kỳ họp, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào ngày 23/10/2023, dự kiến bế mạc vào ngày 28/11/2023 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Kỳ họp thứ 6 được tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 (15 ngày): từ ngày 23/10 đến ngày 10/11/2023; Đợt 2 (7,5 ngày): từ ngày 20 đến hết ngày 28/11/2023. Dự kiến tổng thời gian làm việc của Kỳ họp là 22 ngày.

Hoàng Phúc

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm