
Ký ức trong ngày hoàn thành Lời thề độc lập
28/04/2020 12:44
![]() | Ký ức ngày trở về của đoàn quân chiến thắng |
![]() | Tái hiện tưng bừng đoàn quân chiến thắng trở về |
![]() | Vẹn nguyên ký ức ngày trở về |
![]() |
Xe tăng của quân ta tiến vào Dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975- giây phút thiêng liêng hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc! (ảnh tư liệu) |
Mặc dù đã ở tuổi 95, đi lại khó khăn nhưng khi được hỏi về ký ức xưa, những ngày tháng chiến đấu để dành độc lập cho dân tộc, Trung tướng Phạm Hồng Cư bỗng phấn chấn, ánh mắt tươi vui, giọng nói hóm hỉnh không khác thời trẻ. Trong căn nhà riêng trên phố Liễu Giai (Ba Đình, Hà Nội), kể về giờ phút lịch sử đó, ông gần như còn nhớ đến từng chi tiết nhỏ trong suốt quá trình đi tìm lời thề độc lập cho dân tộc. 75 năm trước, chiến sĩ Phạm Hồng Cư vừa tròn 20 tuổi thuộc đội tự vệ chiến đấu, cứu quốc Hoàng Diệu (bộ đội địa phương đầu tiên của Hà Nội) do Thành ủy thành lập sau Cách mạng tháng 8. Nhiệm vụ của đội là bảo vệ các cơ quan lãnh đạo Đảng và Mặt trận Việt Minh ở cấp Trung ương. Vừa thành lập được vài ngày, đội của ông được giao trọng trách bảo vệ lễ đài trên quảng trường Ba Đình - nơi Chính phủ lâm thời ra mắt và Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
Sau Tuyên ngôn độc lập, có một nghi lễ là lễ Lời thề độc lập. Hàng vạn người dân hô vang: Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh; Kiên quyết chống lại sự xâm lược của giặc Pháp; Nếu giặc Pháp trở lại thì không đi lính cho Pháp, không bán hàng cho Pháp, không dẫn đường cho Pháp. “Cứ sau mỗi lời thề như vậy, tất cả lại giơ tay: “Xin thề”. Khi giơ tay thề, nước mắt tôi và những người bạn cứ thế trào ra. Cũng kể từ đó, tôi mang trong mình Lời thề độc lập suốt 30 năm, trải qua hai cuộc kháng chiến”, Trung tướng Phạm Hồng Cư nghẹn ngào.
![]() |
Trung tướng Phạm Hồng Cư chia sẻ với phóng viên về những hồi ức trong ngày hoàn thành Lời thề độc lập |
Những tháng ngày sau đó, vị Trung tướng Phạm Hồng Cư cùng đồng đội đã có một hành trình dài chiến đấu, hi sinh để hoàn thành lời thề độc lập cho dân tộc. Ông đã lăn xả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và cả cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới. Ông cũng là một trong những người đã tham dự những trận đánh trong các chiến dịch lớn. Trong chống Pháp, ông có mặt từ chiến dịch Việt Bắc đến chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong chống Mỹ thì ông là phái viên của Tổng cục Chính trị đi các chiến dịch lớn như chiến dịch Đường 9 Nam Lào, chiến dịch Quảng Trị…
Trung tướng Phạm Hồng Cư chia sẻ, trong các trận đánh trong cuộc đời binh nghiệp thì trận đánh làm ông xúc động nhất là trận cuối cùng – chiến dịch Hồ Chí Minh. Đây có thể coi là trận đánh kết thúc nhiệm vụ đối với Tổ quốc của một thế hệ, xứng đáng là Bộ đội Cụ Hồ của quân đội anh hùng, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Nhắc về trận đánh này, vị Trung tướng Phạm Hồng Cư ngậm ngùi: “Bộ Chính trị phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tin chiến dịch được mang tên Bác Hồ kính yêu đến với toàn dân, toàn quân đã tạo nên sức mạnh mới, góp phần làm nên chiến thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử”.
Thời điểm ấy, ông là phái viên của Tổng cục Chính trị đi theo cánh quân phía đông vào tới Dinh Độc Lập. Năm tháng trôi qua nhưng kỷ niệm về ngày lịch sử ấy vẫn hiện ra đậm nét trong ký ức ông. Giữa không khí tưng bừng của ngày toàn thắng, những người lính Cụ Hồ đã có những giây phút xúc động chưa từng thấy khi có mặt tại Dinh Độc Lập đúng ngày 30/4/1975. Sáng sớm 30/4/1975, từ khắp các hướng, quân đội ta ào ạt tiến vào Sài Gòn. Quân ta nhanh chóng chiếm được Bộ Tư lệnh không quân và Bộ Tư lệnh sư đoàn dù của địch làm chủ sân bay Tân Sơn Nhất. 10 giờ 45 phút, ta tiến đánh vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính quyến Sài Gòn - Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng. Nội các của Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chính ủy Lữ đoàn 203 xe tăng Bùi Văn Tùng thảo lời đầu hàng và đưa Tổng thống Dương Văn Minh ra đài phát thanh đọc lời đầu hàng.
![]() |
Hội trường Thống Nhất ngày nay (ảnh CTV) |
Trung tướng Phạm Hồng Cư sinh năm 1926, quê ở xã Đông Cương, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông là Chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca, tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu Đông, đánh thắng quân Pháp trận đầu trên Sông Lô (1947), Phó chính uỷ Trung đoàn 36, Đại đoàn 308, tham gia các chiến dịch lớn trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ (1951 - 1954), Phái viên Tổng cục Chính trị tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Phó tư lệnh Chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị Quân khu 2 (1978 - 1986), Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1986 - 1995). Ông được Nhà nước phong quân hàm Thiếu tướng (1983), Trung tướng (1988). |
Dường như mỗi khoảnh khắc lịch sử đều khiến Trung tướng Phạm Hồng Cư rưng rưng: “Một giờ sau đó, anh Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn 2, vào kiểm tra quân sự. Anh Lê Linh - Chính ủy Quân đoàn 2, vào kiểm tra chính trị. Tôi bước qua thảm cỏ trước sân bước vào thềm Dinh Độc Lập, chúng tôi ôm lấy nhau. Khi ấy anh Lê Linh - một trong những người giơ tay thề độc lập, đã ghé vào tai tôi: “Chúng ta đã hoàn thành Lời thề độc lập”. Chỉ chừng ấy thôi mà nước mắt trào ra, sung sướng”…
Đối với Trung tướng Phạm Hồng Cư thì đó là những giây phút không thể nào quên. Bởi trong thời khắc ấy, trong lòng ông có sự tự hào vì đã từng giơ tay thề độc lập từ năm 1945 và mang lời thề ấy trong trái tim của mình đi suốt cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trong suốt buổi trò chuyện, Trung tướng Phạm Hồng Cư nói rằng điều ông cảm thấy tự hào nhất chính là đã góp phần hoàn thành Lời thề độc lập: “Thế hệ chúng tôi đã hoàn thành lời thề độc lập, thế hệ ngày nay phải giữ gìn, xây dựng đất nước. Bởi độc lập, tự do không dễ gì mà có được”.
Được gặp gỡ, trò chuyện với Trung tướng Phạm Hồng Cư mới thấy, thế hệ chúng ta thật may mắn có nhiều tấm gương để mình tự soi vào. Nếu không có thế hệ ông, những người như ông, hẳn chúng ta sẽ không biết được rằng để đất nước được hòa bình, độc lập như ngày hôm nay là điều không hề dễ dàng. Cái giá của độc lập là sự đánh đổi bằng biết bao xương máu của đồng đội, chiến sĩ và những người yêu nước. Và thế hệ chúng ta hãy cứ phát huy những thành quả của ông cha để lại, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, xứng danh một dân tộc anh hùng.

Thủ tướng Chính phủ: Chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu

HANDICO: Phong trào thi đua “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế

Hà Nội: Hơn 75.000 cán bộ, đảng viên dự hội nghị toàn quốc quán triệt 2 nghị quyết quan trọng

Nguy hại khi sử dụng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan triển lãm thành tựu phát triển kinh tế tư nhân

Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) mùa vải 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan triển lãm thành tựu phát triển kinh tế tư nhân

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (17/5): Vàng trong nước đảo chiều tăng nhẹ

Giá USD "chợ đen" ngày 17/5 không điều chỉnh mới

Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/5: Mưa rào và dông, trời mát
