
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển nhanh
23/07/2024 14:05
Tháo “điểm nghẽn” để nâng cao năng suất lao động Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh |
Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo
Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Hà Nội trong thời gian qua là Thành phố luôn quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo cũng như phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Hiện nay, Hà Nội là một trong những Thành phố có số lượng cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN lớn nhất cả nước với trên 300 đơn vị. Cùng với đó, Hà Nội có 16 trường trung cấp, cao đẳng công lập được lựa chọn đào tạo 29 nghề trọng điểm (14 nghề cấp độ quốc tế, 11 nghề cấp độ ASEAN, 14 nghề cấp độ quốc gia). Những năm qua, Thành phố đã từng đầu tư hàng trăm tỷ đồng để hỗ trợ các trường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo đối với các nghề trọng điểm theo chương trình chuyển giao và để trở thành trường chất lượng cao.
![]() |
Giờ thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. |
Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở GDNN, kết quả tuyển sinh đào tạo nghề của Thành phố cũng liên tục tăng lên, từ 117.000 lượt người năm 2008 lên 252.286 lượt người năm 2022 (tăng 115,62% trên cả giai đoạn).Tính chung trong giai đoạn 2008 - 2022, các cơ sở có hoạt động GDNN trên địa bàn Thành phố thực hiện tuyển sinh, đào tạo đạt 2.614.702 lượt người. Năm 2023, các cơ sở GDNN trên địa bàn Thành phố tuyển sinh đào tạo cho 246.100 lượt người, vượt 7% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó có 37.778 người trình độ cao đẳng, 33.699 người trình độ trung cấp, 174.623 người trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng. Có 215.534 người tốt nghiệp, trong đó: 18.894 người trình độ cao đẳng, 23.008 người trình độ trung cấp, 173.632 người trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng, vượt 6,7% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Đáng nói, chất lượng công tác dạy nghề của Thành phố Hà Nội có chuyển biến tích cực với cơ cấu ngành nghề đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng có việc làm sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo ngày càng tăng... Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, những năm qua, tỷ lệ học sinh, sinh viên, học viên các trường nghề ở Hà Nội có việc làm sau tốt nghiệp thường đạt tỷ lệ từ 70 - 80%. Nhiều ngành nghề khi học sinh, sinh viên ra trường được doanh nghiệp tuyển dụng 100% như nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, nghề Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử, công nghệ sơn ô tô, công nghệ ô tô, tự động hóa... Kết quả tuyển sinh, tốt nghiệp và giải quyết việc làm đã giúp nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn Thành phố tăng hàng năm. Riêng năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thành phố đạt 73,23%, vượt 0,03% chỉ tiêu kế hoạch đề ra năm 2023. Trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 52,53%, vượt 0,03 điểm % chỉ tiêu kế hoạch đề ra góp phần cung cấp nguồn lao động qua đào tạo, có tay nghề, chất lượng cao cho thị trường lao động Thủ đô.
Cùng với nâng cao tỷ lệ lao động qua đạo tạo, các đơn vị GDNN trên địa bàn Thành phố đã chủ động trong hợp tác quốc tế, xây dựng và chuẩn hóa khung chương trình đào tạo theo chuẩn khu vực, quốc tế. Các cơ sở GDNN cũng tích cực hợp tác, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm. Cùng với đó, Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước trong nhiều kỳ thi, hội thi tay nghề cấp quốc gia, quốc tế...
Dù đạt nhiều kết quả tích cực như vậy nhưng nhìn trên thực tế chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm. Điều đáng nói là nguồn nhân lực sẵn sàng cung ứng cho thị trường của Hà Nội chủ yếu là lao động phổ thông và đang rất thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng, nhất là ở một số ngành nghề như công nghệ thông tin, tự động hóa, điện tử, cơ điện tử...So với những năm trước đây, chất lượng lao động có trình độ đã tăng nhưng chưa thật sự đáp ứng được với nhu cầu thực tế. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đòi hỏi lao động không chỉ được đào tạo bài bản về mặt chuyên môn, mà còn cả những yếu tố khác như tin học, ngoại ngữ hay các kỹ năng xã hội như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng khởi nghiệp… Đặc biệt, cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đang đặt ra nhiều thách thức về lao động, việc làm và chất lượng nguồn nhân lực của cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng.
Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đứng trước yêu cầu phải đổi mới để phát triển, hội nhập, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội (nhiệm kỳ 2020 - 2025) tiếp tục xác định việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một trong những khâu đột phá quan trọng, song được nâng tầm với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và nặng nề hơn. Đó là: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý xã hội, quản trị kinh tế, nhân lực các ngành Văn hóa, Du lịch. Xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế...”. Cũng trong giai đoạn này, Thành phố phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn đạt ít nhất 75-80%, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Riêng trong năm 2024, trong lĩnh vực GDNN, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tuyển sinh và đào tạo cho 235.000 lượt người (cao đẳng 26.000, trung cấp 30.000, sơ cấp và dưới 3 tháng 179.000), phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào đạt 74,2%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 54%, giải quyết việc làm mới cho 165.000 lao động;.
Để góp phần cùng Thành phố thực hiện thắng lợi các mục tiêu nói trên, phát huy vai trò của cơ quan tham mưu trong lĩnh vực lao động, việc làm, đào tạo nghề, Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết đơn vị sẽ tích cực hơn nữa trong công tác tham mưu, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Cụ thể, Sở sẽ tham mưu Thành phố xây dựng, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo (đa ngành, chuyên ngành), chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng.
Trong đó, Sở tham mưu Thành phố ưu tiên phát triển các cơ sở GDNN có ngành/nghề đang phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của xã hội hiện nay, như du lịch, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tự động hóa, số hóa công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dược, mỹ phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, logistics đồng thời khuyến khích thành lập các trường tư thục và trường có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, Sở đẩy mạnh công tác tư vấn, tuyển sinh, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, xây dựng kế hoạch tuyển sinh GDNN hàng năm; tư vấn tuyển sinh trực tuyến trên website, fanpage, các kênh liên kết tuyển sinh online; tổ chức ngày hội tư vấn, tuyển sinh GDNN; hội nghị gắn kết GDNN với thị trường lao động…
Sở cũng sẽ tham mưu với Thành phố triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy mạnh sự gắn kết doanh nghiệp với cơ sở GDNN trong đào tạo, giải quyết việc làm. Ngoài ra, Sở sẽ tiếp tục tham mưu Thành phố nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở GDNN, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề; đổi mới trong tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kết hợp đào tạo trực tiếp và trực tuyến; đổi mới nội dung chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; ưu tiên đào tạo chất lượng cao, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động.
Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tham mưu Thành phố có giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN, tạo sự liên kết giữa người lao động, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo; hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp. |
Tú Anh

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Cầu Giấy: Biểu dương 111 "Công nhân giỏi" và 312 "Sáng kiến, sáng tạo" tiêu biểu năm 2025

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Hà Nội: Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

Nhiều cơ hội cho lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
