--> -->
Dòng sự kiện:

Nâng cao vị thế của Công đoàn

24/06/2014 12:08

Chia sẻ
LĐTĐ -Điều 10 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung một số điều được QH thông qua tại kỳ họp thứ 6 quy định về vai trò của tổ chức công đoàn được giữ nguyên; Luật Công đoàn (sửa đổi )quy định tổ chức công đoàn có chức năng giám sát các tổ chức, đơn vị, cơ quan hành chính nhà nước và tại kỳ họp thứ 7 này, một lần nữa vai trò của công đoàn, người lao động lại tiếp tục được khẳng định trong dự luật Phá sản.

Điểm nhấn mới về công đoàn - NLĐ

Lâu nay khi nói đến phá sản, người ta thường nghĩ đó là “chuyện” riêng của doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là ngành tài chính và kế hoạch- đầu tư, tòa án... không ai nghĩ có cả vai trò của tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, với Luật Phá sản (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, ngoài các quy định mang tính chuyên môn có quy định rất cụ thể về vai trò của công đoàn trong việc tham gia quyết định doanh nghiệp phá sản theo luật cũng như vai trò quan trọng của người lao động.

Theo luật, chủ nợ  (người lao động- PV) không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.

Cắt nghĩa về nội dung trên, trao đổi với PV, một quan chức ở Ủy ban Kinh tế- Ngân sách Quốc hội nói: Cái mới của luật lần này là đã thể hiện vai trò của tổ chức công đoàn và người lao động trong doanh nghiệp. Ví như trước đây, nói đến chủ nợ DN thường là các đối tác ngân hàng, tín dụng, doanh nghiệp khác... Còn Luật mới hiện hành quy định thêm chủ nợ là người lao động. Nếu DN với tư cách là chủ sử dụng lao động mà nợ lương công nhân quá thời hạn quy định thì người lao động có quyền đâm đơn gửi cơ quan đại diện của mình là tổ chức công đoàn yêu cầu mở thủ tục phá sản ra tòa. Công đoàn tiến hành xem xét để thương thảo với giới chủ và có quyền đệ trình tòa án để giải quyết. Cạnh đó, nếu người lao động không làm đơn, thì tùy thực tế công đoàn sẽ tiến hành mở thủ tục phá sản, nếu thấy quyền lợi về tài chính của đoàn viên, công nhân lao động bị ảnh hưởng.

Về quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản: Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên (người được Tòa án chỉ định để quản ký tài sản của DN, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản), doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật phá sản; Cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản; Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tòa án nhân dân; Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; yêu cầu kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng; Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Tham gia Hội nghị chủ nợ; Đề nghị thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của Pháp luật.

Đã có còi... thổi thế nào

Để thực thi luật này, tới đây cần phải chờ các nghị định hướng dẫn. Tuy nhiên, với sự ra đời của Luật Phá sản (sửa đổi) đã nâng tầm vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tham gia quản lý các thành phần, loại hình doanh nghiệp như hiện nay. Một đại biểu Quốc hội nói vui, trước đây chúng ta nói “vai trò” của tổ chức công đoàn ở hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội; đặc biệt là doanh nghiệp còn chưa được đề cao nên không phát huy hết vai trò. Nay Hiến pháp hiện hành, Luật Công đoàn, Luật phá sản đã đưa tầm của tổ chức công đoàn lên rất cao. Không chỉ cho cây “gậy” mà con cho cả “còi” vấn đề còn lại là từng tổ chức công đoàn phát huy vai trò của mình ra sao. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nói rằng, nếu biết vận dụng các quy định của công đoàn đã được pháp luật công nhận thì vai trò của tổ chức công đoàn thực sự có sức mạnh trong hoạt động kinh doanh của DN. Công đoàn không chỉ đơn thuần là “địa chỉ” hòa giải hay “đấu tranh” bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, mà còn thực hiện chức năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp, có quyền  yêu cầu mở thủ tục phá sản ra tòa khi giới chủ nợ lương của đoàn viên, công nhân lao động quá 3 tháng. Và như vậy, nếu biết phát huy những gì pháp luật quy định, tổ chức công đoàn sẽ là một trong những trụ cột chính trong doanh nghiệp. Vấn đề còn lại chỉ nằm ở các thủ tục hướng dẫn luật và bản lĩnh cán bộ công đoàn như thế nào mà thôi.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu: "Điểm nhấn của đạo luật này là quy định cá nhân người lao động chỉ thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thông qua tổ chức công đoàn để tránh việc nộp đơn tràn lan. UBTVQH cho rằng trong trường hợp doanh nghiệp hợp tác xã nợ lương người lao động thì người lao động trở thành chủ nợ và có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bình đẳng như các chủ nợ khác. Người lao động có thể tự mình hoặc thông qua công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản”.  Điểm đáng lưu ý thêm, đó là Công nhân có quyền nộp đơn xin mở thủ tục phá sản nếu DN chậm trả lương quá 3 tháng.

Hà Lê

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm