--> -->
Dòng sự kiện:

Nhật ký cứu nạn vụ chìm tàu ở Cần Giờ

06/08/2013 08:00

Chia sẻ
LĐTĐ - Nhật ký cứu nạn cho thấy, sau cú điện thoại cầu cứu của nạn nhân trên chiếc tàu H29, phải mất 2 giờ 25 phút, những người liên quan và lực lượng chức năng mới xác thực có vụ chìm tàu.

Chiều 2/8, tàu H29 đón 30 công nhân của công ty Cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam (PV Pipe) từ Gò Công Đông (Tiền Giang) về Vũng Tàu. Khi chỉ còn cách mũi Cần Giờ khoảng 10 km, mũi Vũng Tàu khoảng 20 km con tàu bị lật úp. Hầu hết mọi người bị rớt xuống biển rồi bơi lại bám quanh xác con tàu. Chỉ duy nhất anh Nguyễn Văn Cương (25 tuổi, ngụ Hà Tĩnh) giữ khô điện thoại di động khi đứng trên tàu nên gọi về công ty, cảnh sát 113 cùng tất cả người thân có thể để cầu cứu.

Lúc 19h, một trong những người nhận được thoại cầu cứu đầu tiên là ông Hà Ngọc Phước - Giám đốc Nhà máy sản xuất ống thép dầu khí. Ông này đã "báo ngay cho ông Sơn - Giám đốc công ty Cổ phần Bến tàu du lịch Vũng Tàu Marina và ông Đảo - Giám đốc công ty cổ phần Việt Sec" vì "đây là hai đơn vị phối hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển". Yên tâm với lời hứa "sẽ cho tàu ra ứng cứu các nạn nhân và báo với cơ quan chức năng" từ hai ông này, ông Phước đã không báo với bất kỳ cơ quan chức năng nào khác.

chim-tau-29H-1375682902_500x0.jpg
Chiếc tàu 29H, được tìm thấy tại vùng biển Cần Giờ. Ảnh: Duy Công.

Trong khi đó, theo bản tường trình của ông Nguyễn Ngọc Tuấn, cán bộ Công ty Vũng Tàu Marina ông nhận được tin "tàu đang bị trôi" ở khu vực biển Cần Giờ lúc 20h và có nhờ tàu của biên phòng xuất phát ngay sau đó.

20h25, ông này tiếp tục nhận được tin nhắn "tàu bị chìm" liền liên hệ với các cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ. Ông Tuấn cho rằng lúc này là đầu mối trên bờ nên ông nhận được nhiều thông tin như: Tàu bị nạn tại bãi tắm Cần Giờ (chưa biết tọa độ cụ thể), không có hành khách là trẻ em và mọi người đều mặc áo phao nhưng không rõ số lượng, tàu không có thông tin liên lạc hàng hải... Sau đó ông Tuấn "không liên lạc được với những người trên tàu" đó nữa. 

21h: Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu nhận được thông tin từ ông Tuấn là "có phương tiện thuỷ bị chết máy tại Cần Giờ" và nhờ ra lai dắt. Cảng vụ đã hướng dẫn ông này liên lạc với Trung tâm phối hợp tìm kiếm khu vực 3.

21h25: Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực 3 báo ngược lại Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu rằng "có tàu chở khách bị chìm tại Cần Giờ" và yêu cầu thông báo cho Cảng vụ Hàng hải TP HCM

21h35: Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu liên lạc với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực 3 để hỏi nhưng không có thêm thông tin mới. 

21h38: Bộ đội biên phòng TP HCM nhận được thông tin vụ tai nạn từ Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực 3. Đơn vị này đã điều 6 chiếc tàu chở hơn 70 người ra ứng cứu.

22h: Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu đã điều tàu SAR272 ra khu vực cứu nạn đồng thời điều động tàu của Cảng vụ Vũng Tàu 2, một số tàu dịch vụ và các tàu gần khu vực hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn.

22h25: Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu fax "thông tin tìm kiếm cứu nạn" cho Đài thông tin duyên hải Vũng Tàu phát báo nạn theo quy định, cho trạm hoa tiêu, xí nghiệp hoa tiêu Vũng Tàu và xí nghiệp hoa tiêu Tân Cảng.

22h30: Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu nhận được thông tin từ Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực 3 thì biết được toạ độ của con tàu bị chìm.

22h45: Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu nhận được đơn yêu cầu cứu nạn bằng văn bản của ông Tuấn.

23h: Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu fax thông tin cứu nạn cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Đài thông tin duyên hải Vũng Tàu.

Ngay sau đó Cảng vụ cũng liên lạc với tàu BP02 (Bộ đội biên phòng tỉnh) thì được biết tàu này đã ra khu vực tìm kiếm từ lúc 20h. Họ yêu cầu tàu này liên lạc với tàu SAR272 làm nhiệm vụ chỉ huy hiện trường để phối hợp tìm kiếm.

1h10 ngày 3/8: Tàu SAR 272 cứu được 3 người và tàu của Bộ đội biên phòng TP HCM cứu được 14 người đang đu bám quanh con tàu bị lật úp. Mất khoảng 2 tiếng sau ca nô dịch vụ cho biết đã cứu được 4 người, trong đó có 2 vợ chồng người nước ngoài nâng tổng số nạn nhân sống sót lên 21 người. Thông tin lực lượng cứu hộ được báo cáo là tàu H29 chở "tổng cộng" 29 người và những nạn nhân chưa được tìm thấy "đều mặc áo phao". Nhưng sau khi xác minh xác định có tất cả 30 người trên tàu H29.

3h55: Lực lượng cứu hộ tiếp tục được tăng cường để tìm kiếm các nạn nhân mất tích. Ngoài hơn 50 tàu và trực thăng, hàng chục tàu bè của ngư dân cũng được huy động.

Đến sáng 5/8: Thi thể cuối cùng trong số 9 nạn nhân mất tích đã được tìm thấy, khép lại quá trình tìm kiếm kéo dài gần 3 ngày.

Nguồn VnE

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm