--> -->
Dòng sự kiện:

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

14/04/2025 23:15

Chia sẻ
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân phải đồng thời gắn với tái cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư nước ngoài, tái cơ cấu lại doanh nghiệp và thị trường.
Không thể từ từ, chậm trễ trong thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân Tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng tốc

Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo để tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.

Tại Phiên họp, các đại biểu tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, nhất là về phạm vi, đối tượng; vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân; nhiệm vụ, giải pháp, nhất là về cơ chế, chính sách pháp luật cho phát triển kinh tế tư nhân; vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước và các hiệp hội, ngành hàng trong phát triển kinh tế tư nhân…

Đặc biệt, các đại biểu nêu bật yêu cầu về sự tham gia của kinh tế tư nhân trong chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối; phân tích cơ chế, chính sách ưu đãi về ứng dụng khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực, đất đai, tài chính, thủ tục hành chính… cho kinh tế tư nhân.

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau khi nghe các báo cáo, ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo biểu dương, đánh giá cao Thường trực Ban Chỉ đạo trong việc xây dựng dự thảo các báo cáo, tài liệu đầy đủ, dày dặn, công phu, chất lượng, hồ sơ đã khá đầy đủ; đánh giá cao các thành viên Ban Chỉ đạo đã dành thời gian, công sức, trí tuệ có các ý kiến sâu sắc, sát thực tế đóng góp cho Đề án.

Nhấn mạnh thêm một số nội dung trọng tâm để hoàn thiện Đề án, sớm trình Bộ Chính trị, Thủ tướng chỉ rõ việc xây dựng, hoàn thiện Đề án phải tiếp tục bám sát các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, các bài viết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, trong đó có phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 11 vừa qua; tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; kết hợp giữa cơ sở lý luận và luận cứ thực tiễn, kinh nghiệm trong nước và bài học quốc tế.

Đề án cần có tính kế thừa, phát triển và đột phá; việc phát triển kinh tế tư nhân cần đặt trong tổng thể toàn bộ sự đổi mới, phát triển, đột phá của đất nước, trong triển khai 3 đột phá chiến lược (về thể chế, hạ tầng và nhân lực), trong thực hiện "bộ tứ chiến lược" (gồm đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; phát triển khu vực kinh tế tư nhân; hội nhập quốc tế trong tình hình mới).

Theo Thủ tướng, cần xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng, đóng góp cũng như những điểm nghẽn, nút thắt khiến kinh tế tư nhân chưa phát triển tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; mối quan hệ giữa kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác.

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra với phát triển kinh tế tư nhân cần mang tính phấn đấu cao hơn nữa, tạo áp lực, tạo động lực, truyền cảm hứng và nỗ lực, quyết tâm thực hiện; đồng thời phải có sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa tư tưởng chỉ đạo, quan điểm, phương châm, chỉ tiêu, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp.

Với định hướng thể chế phải thông thoáng, vượt qua tư duy thông thường, hạ tầng thông suốt, quản trị và nhân lực thông minh, các nhiệm vụ, giải pháp, phải mang tính đột phá hơn nữa, vừa có tính định hướng, định tính, vừa có tính định lượng, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm phù hợp điều kiện, hoàn cảnh đất nước, bảo đảm tính hành động, tính chiến đấu, tính khả thi, tính hiệu quả, bảo đảm đạt mục tiêu đề ra.

Thủ tướng cho rằng, các giải pháp phải tháo gỡ được các nút thắt, điểm nghẽn; xác định nguồn lực bên trọng là cơ bản, chiến lược, lâu dài quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá; bảo đảm tiếp cận nguồn lực của đất nước một cách bình đẳng, bảo đảm cạnh tranh.

Các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân phải đồng thời gắn với tái cơ cấu lại nền kinh tế, tái cơ cấu đầu tư nước ngoài, tái cơ cấu lại doanh nghiệp, tái cơ cấu thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, trưởng thành, hợp tác với khu vực FDI, nhất là trong chuyển giao công nghệ.

Thủ tướng lưu ý, cách thể hiện phải ngắn gọn, giản dị nhưng mang tầm chiến lược, bảo đảm "6 rõ": Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền; dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ triển khai, dễ giám sát, dễ đánh giá.

P.Ngân

Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Kế hoạch chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp tại địa phương phải bảo đảm tinh thần 6 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả” gắn với lộ trình cả nước thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp.

Xứng đáng là điểm tựa cho đoàn viên, người lao động

Xác định năm 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước; với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Quận ủy Hà Đông, sự phối hợp giữa các tổ chức Công đoàn với chính quyền, thủ trưởng các đơn vị từ quận đến cơ sở… Ban Thường vụ LĐLĐ quận đã duy trì tốt chế độ làm việc theo quy định. Qua đó, đẩy mạnh tinh thần năng động, sáng tạo trong đội ngũ cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động; góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền quận và tổ chức Công đoàn Thủ đô vượt qua khó khăn, triển khai hiệu quả các mặt hoạt động, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Đoàn viên Công ty Nước sạch Hà Nội tập trung nâng cao công tác cấp nước ổn định, liên tục phục vụ người dân

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2025. Hội nghị nhằm tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức phong trào thi đua năm 2024; các biện pháp, giải pháp, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025.
Xem thêm